Câu 1. Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào?
A. Văn học dân gian.
B. Văn học viết.
C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp.
D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Câu 2. Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì?
A. Chỉ ra các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên.
B. Cung cấp kiến thức về công việc lao động sản xuất của nhà nông.
C. Nêu mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
D. Truyền đạt những kinh nghiệm của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.
Câu 3. Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì?
A. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tượng lai của mình.
B. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung sướng hơn.
C. Là “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng xuất lao động.
D. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình.
Câu 4. Yếu tố nào dưới đây quan trọng trong văn bản nghị luận?
A. Cốt truyện độc đáo, li kì.
B. Bộc lộ được cảm xúc chân thành của người viết.
C. Sự quan sát tinh tế của tác giả.
D. Luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng.
Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận?
A. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó.
B. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động
C. Nhằm bộc lộ và bày tỏ quan điểm của người viết về một vấn đề trong cuộc sống.
D. Thường được thể hiện bằng các bài xã luận, phát biểu ý kiến trên báo chí, trong các cuộc họp.
Câu 6. Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ được viết bởi tác giả nào?
A. Khánh Hoài.
B. Nguyễn Khoa Điềm.
C. Vũ Khoan.
D. Phạm Văn Đồng.
Câu 7. Phép lập luận nào được sử dụng trong bài Đức tính giản dị của Bác Hồ ?
A. Chứng minh kết hợp phân tích.
B. Bình giảng kết hợp chứng minh.
C. Phân tích kết hợp bình luận.
D. Chứng minh kết hợp bình luận.
Câu 8. Để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng các dẫn chứng như thế nào ?
A. Những dẫn chứng chỉ có tác giả mới biết.
B. Những dẫn chứng cụ thể, phong phú, toàn diện và xác thực.
C. Những dẫn chứng đối lập với nhau.
D. Những dẫn chứng lấy từ các sáng tác thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 9. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết bởi tác giả nào?
A. Hoài Thanh.
B. Đặng Thai Mai.
C. Phạm Văn Đồng.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 10. Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, lòng yêu nước được chứng minh trong thời kì nào?
A. Trong quá khứ.
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần