ĐIỂM NẰM GIỮA HAI ĐIỂM. TIA.
HÌNH 6- CHUYÊN ĐỀ: ĐIỂM NẰM GIỮA HAI ĐIỂM . TIA
A.TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Điểm nằm giữa hai điểm:
Trong 3 điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại
d
A
C
B
Trong hình bên, ta nói:
+Điểm C nằm giữa hai điểm A và B
+ Hai điểm A và B nằm khác phía so với C
+ Hai điểm A và C nằm cùng phía so với B; C và B nằm cùng phía so với A
2. Tia:
m
A
B
+ Tia Am (tia AB) gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm cùng phía với B đối với A.
Khi đó, điểm A gọi là điểm gốc của tia Am (tia AB)
y
x
O
+ Trên đường thẳng xy lấy điểm O bất kì. Điểm O chia đường thẳng xy thành 2 phần. Hình gồm
điểm O và mỗi phần đường thẳng đó gọi là 1 tia (gốc O) hay còn gọi là nửa đường thẳng gốc O
Khi đó, hai tia Ox, Oy gọi là hai tia đối nhau.
3. Các dạng toán thường gặp.
Dạng 1: Nhận biết và chỉ ra điểm nằm giữa hai điểm; hai điểm nằm cùng/khác phía so với
điểm khác trong 3 điểm thẳng hàng.
Phương pháp: Dựa vào nhận xét “Trong 3 điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa
hai điểm còn lại”.
Lưu ý: Ta chỉ xét vị trí “nằm giữa/cùng phía/khác phía” khi cho các điểm thẳng hàng
Dạng 2: Nêu khái niệm về tia. Vẽ được tia, tia đối của một tia
Phương pháp: Dựa vào định nghĩa về tia; xác định rõ điểm gốc của tia.
Lưu ý: Hai tia đối nhau tạo thành 1 đường thẳng. Mỗi điểm bất kì trên đường thẳng là gốc
chung của hai tia đối nhau.
TÀI LIỆU NHÓM :CÁC DỰ ÁN GIÁO DỤC
Trang 1
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần