CHƯƠNG II: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN
(Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)
BÀI 36: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Trình bày được các phong trào đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân Pháp, Anh, Đức; đánh giá được ý nghĩa và nguyên nhân thất bại của phong trào đó.
- Biết được sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng, những đại biểu xuất sắc; đánh giá được những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử các cuộc đấu tranh của nhân dân một số nước Đông nam Á. Năng lực so sánh, phân tích, nhận xét, rút ra mối quan hệ giữa lịch sử thế giới với lịch sử dân tộc.
- Thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan tới bài
- Năng lực tổng hợp, liên hệ, so sánh đối chiếu - Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử.
- Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử.
3. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm trước các vấn đề lịch sử.
- Giúp học nhận thức sâu sắc được quy luật “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”, song những cuộc đấu tranh chỉ giành thắng lợi khi có tổ chức và hướng đi đúng đắn.
- Nâng cao ý thức đấu tranh chống mọi áp bức bất công xã hội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh ảnh về phong trào đấu tranh của công nhân thời kì này, những câu chuyện về các nhà xã hội không tưởng.
- Tư liệu tham khảo phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước tư sản trên thế giới.
- Máy tính kết nối máy chiếu.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, các tài liệu tham khảo có liên quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
* Ổn định tổ chức lớp
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU.
a. Mục tiêu:
Với việc cho học sinh quan sát hình ảnh của giai cấp công nhân ở nữa đầu thế kỉ XIX, các em có thể biết được tình cảnh khổ cực của giai cấp công nhân do bị áp bức bóc lột nặng nề, từ đó công nhân đã đứng lên đấu tranh. Tuy nhiên các em chưa thể biết đầy đủ và chi tiết về các cuộc đấu tranh tiêu biểu. Tại sao các cuộc đấu tranh đó đều thất bại? Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
b. Nội dung:
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát những bức ảnh và thảo luận một số vấn đề dưới đây: