Thư viện tài liệu học tập, tham khảo online lớn nhất
Trang chủ: https://tailieu.com/ | Email: [email protected] | https://www.facebook.com/KhoDeThiTaiLieuCom
Cơ quan có thẩm quyền xử phạt không đeo khẩu trang
Do dịch Covid-19 ở nước ta đang trong giai đoạn khốc liệt nhất từ đầu dịch đến giờ. Bộ Y tế đã
liên tục tuyên truyền về việc người dân phải đeo khẩu trang khi ra đường để tránh dịch bệnh lây
lan. Vậy, cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt người dân không đeo khẩu trang tại nơi công
cộng?
Mức xử phạt hành chính
Hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân với người tham gia chống dịch và người có
nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế (không đeo khẩu trang nơi công cộng)
sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (theo điểm a khoản 1
Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP).
"Điều 11. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có
nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;..."
Thẩm quyền xử phạt hành chính
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng
thuộc về Chủ tịch UBND cấp xã, thanh tra y tế (theo Điều 89, Điều 90 Nghị định 176/2013/NĐ-
CP).
"Điều 89. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối
với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh,
chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
...
Điều 90. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra y tế
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành
công vụ có quyền:
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần