Ý NGHĨA NHAN ĐỀ CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨM
PAGE: HỌC VĂN 9 TẠI HÀ NỘI - CÔ LÊ MAI
<3
Văn bản 1: Hoàng Lê Nhất thống chí của Ngô Gia văn phái.
- Là cuốn tiểu thuyết ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời
điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.
Văn bản 2: Đồng chí - Chính Hữu.
- “Đồng chí” là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện vàphổ biến trong
những năm cách mạng và kháng chiến.
- Tên bài thơ khẳng định sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính Cụ Hồ – những
con người cùng chung cảnh ngộ, chung chí hướng,lý tưởng, gắn bó keo sơn trong
chiến đấu gian khổ thời kìchống Pháp.
- “Đồng chí”, đó là tiếng gọi thiêng liêng sâu thẳm, nơi hội tụ, kết tinh của bao tình
cảm đẹp: tình giai cấp, tình bạn, tình người trong chiến tranh.
Văn bản 3: Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật.
- Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc bởi
sự khác lạ, độc đáo.
- Nhan đề của bài thơ làm nổi bật hình ảnh toàn bài: những chiếc xe không kính.
Đây là một phát hiện thú vị của tác giả thể hiện sự am hiểu và gắn bó với hiện thực
đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.
- Hai chữ “Bài thơ” cho ta thấy rõ hơn cách nhìn,cách khai thác hiện thực của tác
giả: Phạm Tiến Duật không chỉ viết về những chiếc xe không kính, viết về hiện thực
khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu ông muốn khẳng định chất thơ toát lên từ hiện
thực trần trụi ấy. Đó là chất thơ của thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ hiên
ngang, dũng cảm, trẻ trung, sôi nổi, có một trái tim luôn đập vì miền Nam phía
trước.
Văn bản 4: Bếp lửa –Bằng Việt.
- Bếp lửa vốn là một hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đinh người VN đã trở thành
hình ảnh tượng trưng gợi kỉ niệm ấm áp của tình bà cháu.
- Bếp lửa là nơi bà nhóm lên tình cảm khát vọng trở thành ngọn lửa của tình yêu,
niềm tin.
- Bếp lửa là kỉ niệm thiêng liêng nâng bước người cháu trên suốt hành trình dài rộng
của cuộc đời.
Văn bản 5: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm
- “Khúc hát ru'' là một âm hưởng quen thuộc gợi ngọt ngào, sâu lắng trong tâm hồn
mỗi người. Đó là điệu hồn dân tộc nuôi dưỡng tình cảm của chúng ta từ thủa ấu thơ,
gợi sự êm dịu của tình mẹ.
-Nhà thơ lấy hình ảnh “những em bé” mang tính khái quát để chỉ một thế hệ những
con người lớn lên được nuôi dưỡng từ trên lưng mẹ.
- Từ đó, ngợi ca người mẹ miền núi nói riêng và người mẹ Việt Nam nói chung: bình
dị mà vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc – giàu lòng yêu thương
con, yêu bộ đội, yêu dân làng và yêu đất nước.
Văn bản 6: Ánh trăng– Nguyễn Duy
-“Ánh trăng” chỉ một thứ ánh sáng dịu hiền, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần