ÔN THI PHẦN LÝ THUYẾT
Chương 1
CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA
NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL
- Các bước cơ bản khi lập một chương trình Pascal
Bước 1: Soạn thảo chương trình.
Bước 2: Dịch chương trình (nhấn phím F9), nếu có lỗi thì phải sửa lỗi.
Bước 3: Chạy chương trình (nhấn phím Ctrl-F9).
- Cấu trúc chung của một chương trình Pascal
{ Phần tiêu đề }
PROGRAM Tên_chương_trình;
{ Phần khai báo }
USES ......;
CONST .....;
TYPE .......;
VAR ........;
PROCEDURE ............;
FUNCTION ..............;
...............
{ Phần thân chương trình }
BEGIN
...........
END.
- Một số phím chức năng thường dùng
- F2: Lưu chương trình đang soạn thảo vào đĩa.
- F3: Mở file mới hoặc file đã tồn tại trên đĩa để soạn thảo.
- Alt-F3: Đóng file đang soạn thảo.
- Alt-F5: Xem kết quả chạy chương trình.
- F8: Chạy từng câu lệnh một trong chương trình.
- Alt-X: Thoát khỏi Turbo Pascal.
- Alt-<Số thứ tự của file đang mở>: Dịch chuyển qua lại giữa các file đang mở.
- F10: Vào hệ thống Menu của Pascal.
Chương 2
CÁC KIỂU DỮ LIỆU CƠ BẢN
KHAI BÁO HẰNG, BIẾN, KIỂU, BIỂU THỨC VÀ CÂU LỆNH
I. CÁC KIỂU DỮ LIỆU CƠ BẢN
1. Kiểu số nguyên
1.1. Các kiểu số nguyên
Tên kiểu | Phạm vi | Dung lượng |
Shortint | -128 ® 127 | 1 byte |
Byte | 0 ® 255 | 1 byte |
Integer | -32768 ® 32767 | 2 byte |
Word | 0 ® 65535 | 2 byte |
LongInt | -2147483648 ® 2147483647 | 4 byte |
1.2. Các phép toán trên kiểu số nguyên
1.2.1. Các phép toán số học:
+, -, *, / (phép chia cho ra kết quả là số thực).
Phép chia lấy phần nguyên: DIV (Ví dụ : 34 DIV 5 = 6).
Phép chia lấy số dư: MOD (Ví dụ: 34 MOD 5 = 4).
2. Kiểu số thực
2.1. Các kiểu số thực:
Tên kiểu | Phạm vi | Dung lượng |
Real | 2.9´10-39 ® 1.7´10+38 | 6 byte |
2.2. Các phép toán trên kiểu số thực: +, -, *, /
Chú ý: Trên kiểu số thực không tồn tại các phép toán DIV và MOD.