PHẦN II: NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÍ LUẬN Khai thác các hình thức tu từ trong dạy học tác phẩm văn học chỉ là cách đi sâu vào một khía cạnh nhỏ trong tổng quát phương pháp phân tích tác phẩm văn học. I. Tác phẩm văn học và việc dạy tác phẩm văn học ở trường THCS. 1.Tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất giữa hai mặt nội dung và hình thức. Nội dung là những hiện thực đời sống được phản ánh theo ý thức chủ quan của nhà văn còn hình thức là những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng một cách chọn lọc theo ý đồ sáng tác của mình. a. Mặt nội dung của tác phẩm văn học: - Nội dung của tác phẩm văn học bao giờ cũng thể hiện ở hai phương diện: đó là hiện thực được phản ánh và tư tưởng thái độ tình cảm của tác giả gửi gắm qua tác phẩm. Hai phương diện này luôn gắn bó chặt chẽ và có mối quan hệ thâm nhập vào nhau. - Nội dung của tác phẩm văn học bắt nguồn từ mối quan hệ giữa văn học với hiện thực. “ Đó là mối quan hệ nhất định của con người đối với hiện tượng đời sống đã được phản ánh. Đó vừa là cuộc sống được ý thức, vừa là sự ý thức cảm xúc đánh giá đối với cuộc đời đó”. - Nội dung của tác phẩm văn học là “ Cuộc sống được lí giải đánh giá, là nhận thức và lí tưởng đã hoá thành máu thịt hiển hiện” thể hiện qua những trăn trở băn khoăn, một tình cảm yêu thương hay căm phẫn của nhà văn trước những vấn đề xã hội. “ Tắt đèn” là nổi thương tâm của một gia đình cùng cực như chị Dậu, làm lụng quanh năm vẫn không đủ ăn đến nổi suất suư thân cũng phải bán con, bán chó để có tiền nộp thuế. b. Mặt hình thức của tác phẩm: - Hình thức là sự biểu hiện của nội dung. Nhà văn sáng tạo hình thức phải dùng thủ pháp, phương tiện nghệ thuật. Nhưng chất liệu và phương tiện nghệ thuật chỉ trở thành hình thức nghệ thuật chừng nào nó trở thành sự biểu hiện của nội dung, trở thành hình thức có tính nội dung của một nội dung cụ thể. “Chính vì vậy hình thức của tác phẩm văn học mang tính cụ thể, không lặp lại” - Hình thức của tác phẩm văn học bao gồm các yếu tố và loại thể, kết cấu, cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ... Đặc biệt “ Ngôn ngữ là hình thức chủ yếu của tác phẩm văn học”. +Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học trước tiên nó phải là ngôn ngữ nghệ thuật mà theo TônxTôi “Ngôn ngữ văn học khác với lời nói thường ở chỗ nó gợi ra một tập hợp không sao kể xiết những ý tưởng, những tình cảm, những sự giải thích”. Nghĩa là ngôn ngữ trong tác phẩm văn học phải mang tính tạo hình, biểu cảm, có sức biểu trưng lớn, có sức lay động tư tưởng, tình cảm của con người một cách sâu xa mãnh liệt. Trang 3 + Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là ngôn ngữ dùng các phương tiện nghệ thuật để biểu đạt nội dung bao gồm các phương tiện ngữ âm (như vần, thanh điệu) các hình thức tu từ ( Như ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, so sánh, câu hỏi tu từ, điệp ngữ...). +Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là ngôn ngữ được gọt giũa chọn lọc theo ý đồ của nhà văn. Nó thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn, có giá trị về mặt thẩm mĩ. Hay nói một cách khái quát hơn: Ngôn từ trong tác phẩm là ngôn từ vừa mang tính hình tượng, vừa mang tính cá thể và tính cụ thể hoá. c. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học: - Trong tác phẩm văn học, nội dung và hình thức có mối quan hệ hữu cơ gắn bó chặt chẽ với nhau và Hêghen cho là “ Nội dung chẳng phải là cái gì khác, mà chính là chuyển hoá của hình thức vào nội dung, và hình thức cũng chẳng khác gì hơn là sự chuyển hoá của nội dung vào hình thức”. - Tác phẩm văn học là quá trình sáng tạo của nhà văn, đòi hỏi tác giả luôn tìm tòi, sáng tạo ra hình thức cho phù hợp với nội dung. - Trong tác phẩm văn học nội dung và hình thức thâm nhập lẫn nhau, khó có thể tách bạch và phân biệt hẳn làm hai. Khi tiếp nhận tác phẩm đòi hỏi người đọc phải tìm ra cái tinh vi về tư tưởng, cái độc đáo về nghệ thuật. Cho nên “ Khai thác nội dung qua nghệ thuật là phân tích sự thể hiện của hình thức đối với nội dung, từ những yếu tố nhỏ nhất của từ ngữ, nhịp điệu, kiểu câu...tới kết cấu cốt truyện, nhân vật, giọng văn...”. 2. Dạy tác phẩm văn học trong trường THCS: a. Khái niệm tác phẩm văn học trong nhà trường: - Tác phẩm văn học trong nhà trường “ Vừa có tính chất của một sáng tác nghệ thuật vừa là cơ sở để hình thành những kiến thức về lịch sử văn học,ngôn ngữ và tiếng Việt”. - Nắm bắt từ đặc trưng của mình là phương tiện để nhận thức, là đối tượng thẫm mĩ, tác phẩm văn học đã biết vận dụng công cụ giáo dục đặc biệt để giúp HS tự phát triển một cách toàn diện về nhân cách. Nó không chỉ cung cấp cho HS về tri thức ( thấy được những giá trị trong lịch sử văn học của dân tộc và nhân loại, thấy được tiếng Việt của ta rất giàu và đẹp) mà còn bồi dưỡng cho các em lòng nhân ái, tình yêu quê hương đất nước, xây dựng nhân cách và ý thức chủ động sáng tạo trong cuộc sống. Vì lẽ đó, mà khi dạy văn, người GV phải “ Làm cho HS sống, hiểu biết và xúc động cùng với tác giả, cùng với nhân vật, có thái độ đối với cuộc đời và tự phát hiện ra mình so với lí tưởng thẩm mĩ chứa đựng trong tác phẩm. Đấy là cơ sở cho sự nâng cao tâm hồn và phẩm chất thực sự xây dựng nhân cách HS”. b. Vị trí tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THCS: * Thời lượng chương trình. Bộ môn Ngữ văn được chia làm ba phân môn Văn- tiếng Việt-Làm văn. Trong đó phân môn văn học chủ yếu là dạy tác phẩm văn học. Bao gồm văn học Việt Nam và nước ngoài.
Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần