CHIẾC LƯỢC NGÀ
(Nguyễn Quang Sáng)
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Về tác giả
Nguyễn Quang Sáng, sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1954, tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu việt văn...Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình. Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Về tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966 — khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ những năm kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên.
Nói về hoàn cảnh viết truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng tâm sự: “Năm 1966, tôi từ miền Bắc trở về miền Nam, vùng Đồng Tháp Mười mênh mông nước trắng. Tôi đi ghe vào sâu trong rừng và sống ở một nhà sàn treo trên ngọn cây. Lúc đó, đoàn giao liên dẫn đường toàn là nữ. Tôi rất có ấn tượng với câu chuyện của một cô gái giao liên có chiếc lược ngà trắng. Sau khi nghe cô kể chuyện, tôi ngồi viết một ngày, một đêm là hoàn thành tác phẩm này.”
Văn bản trong sách giáo khoa là đoạn trích phần giữa của truyện.
b. Chủ đề: Diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
c. Bố cục: 2 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến “Nó nói trong tiếng nấc, vừa nói vừa từ từ tuột xuống” => Tình cảm cha con của bé Thu và ông Sáu trong ba ngày ông được nghỉ phép.
Đoạn 2: Còn lại => Ở khu căn cứ, Ông Sáu làm chiéc lược ngà tặng con.
d. Tóm tắt văn bản:
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuôi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không giống với người cha trong bức ảnh mà em biết. Em đôi xử với ba như người xa lạ. Đến khi Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường trở về khu căn cứ. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con. Trong một trận càn, ông Sáu hi sinh. Trước lúc ra đi mãi mãi, ông đã kịp trao cây lược cho bác Ba, nhờ bạn chuyển cho con gái.
II. ĐỌC HIỂU VẤN BẢN
1. Truyện ngắn đã thể biện tình cha con sâu sắc của hai cha con ông Sáu trong hai tình huống:
Tình huống 1: Đó là cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sau sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha. đến lúc em nhận ra và biều lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường.
Tình huống 2: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tật cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
=> Như vậy, nếu ở tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc, thắm thiết của ông Sáu với con. Tình huống truyện ở đây mang đầy kịch tính chứa đựng nhiều yêu tố bật ngờ. Đó là những tình huống ngẫu nhiên song lại rất phổ biến, những tình huông đây éo le mà chúng ta thường gặp trong chiến tranh. Song đặt các nhân vật của mình vào các tình huống ây, nhà văn muốn khắng định và ngợi ca: tình cha con thiêng liêng, sâu nặng như một giả trị nhân văn sâu sắc. Tình cảm ây cảng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh.
2. Tình cảm cha con sâu nặng giữa ông Sáu và bê Thu:
2.1. Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu:
a. Trước khi nhận ra cha:
Thu thương cha như thể. Ta tưởng chừng như khi được gặp cha, nó sẽ bồi hồi, sung sướng và sà vào vòng tay của ba nó nũng nịu với tình cảm mãnh tiệt hơn bao giờ hết. Nhưng không, Thu đã làm cho người đọc phải bất ngờ qua hành động quyết liệt không chịu nhận ông Sáu là cha. “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn…ngơ ngác, lạ lùng…”. Khi ông Sáu đến gần, giọng lắp bắp run run: “Ba đây con! Bạ đây con” thì “con bé thấy lạ quá, mặt bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má”
Suốt ba ngày, ông Sáu chẳng đi đâu xa, muốn ở bên con vỗ về, chăm sóc, bù đắp cho con sự thiếu thốn tình cảm. Song, ông càng xích lại gần thì nó càng tìm cách xa lánh, nhất định không gọi một tiếng “ba”.
Khi má dọa đánh bắt kêu “ba” vào ắn cơm, nó nói trồng: “Vô ăn cơm!”; “Cơm chín rồi!”; “Con kêu rồi mà người ta không nghe”. Hai tiếng “người ta” làm ông Sáu đau lòng đến mức không khóc được, chỉ khe khẽ lắc đầu cười.
Đến bữa sau, má giao cho nó nhiệm vụ ở nhà trông nỗi cơm,nó không thể tự chất nước. Tưởng chừng nó phải cầu cứu đến người lớn, phải gọi “ba”. Nhưng quyết không, nó vẫn nói trồng “Cơm sôi rồi, chất nước giùm cái!”. Bác Ba mở đường cho nó, nhưng nó không đề ý, nó lại kêu “Cơm sôi rôi, nhão bây giờ!”. Ông Sáu cứ vẫn ngôi im. Và nó đã tự mình làm lẫy công việc nguy hiểm và quá sức, mà nhất định không chịu nhượng bộ, nhất định không chịu cất lên cái tiếng mà ba nó mong chờ.
Đỉnh điểm của kịch tính: bé Thu hất cái trứng cá mà ông Sáu đã gắp cho nó, làm cơm văng tung tóe. Ông Sáu không thể chịu đựng nổi nữa trước thái độ lạnh lùng của đứa con gái mà ông hêt mực yêu thương, ông đã nồi giận và chẳng kịp suy nghĩ, ông vung tay đánh vào mông nó. Bị ông Sáu đánh,
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần