CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO TRONG VĂN HỌC
Đây là phần lý luận văn học quan trọng để các bạn phân tích giá trị nhân đạo trong
một tác phẩm văn học. (Hai đứa trẻ, Chí Phèo, Chiếc thuyền ngoài xa, Vợ nhặt, Vợ
chồng A Phủ) Share về và take note lại nhé!
Chủ nghĩa nhân đạo (Tiếng Anh: humanism), còn gọi là chủ nghĩa nhân văn, là toàn
bộ những tư tưởng quan điểm, tình cảm quý trọng các giá trị của con người như trí
tuệ, tình cảm, phẩm giá, sức mạnh, vẻ đẹp. Chủ nghĩa nhân đạo không phải là một
khái niệm đạo đức đơn thuần , mà còn bao hàm cả cách nhìn nhận, đánh giá con
người về nhiều mặt (vị trí, vai trò, khả năng, bản chất…) trong các quan hệ với tự
nhiên, xã hội và đồng loại.
Thế giới sáng tạo ra trong văn học và bằng văn học nghệ thuật từ xưa đến nay là một
thế giới mà trong đó con người luôn đấu tranh chống lại mọi thế lực thù địch luôn
xuất hiện dưới mọi hình thức, để khẳng định chính mình, khẳng định quyền năng và
sức mạnh của mình, đồng thời thể hiện khát vọng làm người mãnh liệt và cao đẹp
của mình. Lòng yêu thương, ưu ái đối với con người và thân phận của nó từ trước đến
nay vẫn là sự quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà nghệ sĩ trong cảm hứng sáng
tạo của nghệ thuật.
BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO
Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo rất đa dạng, là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm
quý trọng các giá trị của con người, nhưng trong văn học có thể phân ra bốn biểu
hiện chính, đó là: thông cảm, thấu hiểu cho số phận con người; khám phá và tôn vinh
vẻ đẹp con người; tố cáo, phê phán những thế lực chà đạp lên con người; nâng niu
ước mơ của con người hay mở ra một tương lai tươi sáng cho con người.
1.THÔNG CẢM, THƯƠNG XÓT CHO SỐ PHẬN ĐAU KHỔ CỦA CON NGƯỜI
Chủ nghĩa nhân đạo trước hết bắt đầu tự sự thương yêu con người, mà hạt nhân của
nó chính là trái tim giàu lòng yêu thương của nhà văn. Balzac đã từng nói: “nhà văn
là thư kí trung thành của thời đại”, Nam Cao thì nói: “sống đã, rồi hãy viết, hãy hòa
mình vào cuộc sống của quần chúng nhân dân”, Enxa Triole: “Nhà văn là người cho
máu”. Đúng như vậy, quá trình sáng tạo là một quá trình gian khổ và quang vinh, đòi
hỏi mỗi nhà văn phải dốc toàn bộ mồ hôi, nước mắt, thậm chí là máu của mình, dốc
hết bầu máu nóng trong tim để giao cảm với đời, mở rộng tâm hồn để đón nhận
những vang vọng tha thiết của cuộc đời. Hơn ai hết họ đã khóc với những nỗi đau của
thời đại, đã mỉm cười cùng nỗi hân hoan của thời đại, và hơn ai hết họ hiểu thấu
những ước mơ tha thiết, những khát khao cháy bỏng của con người thời đại. Mỗi nhà
văn, trong quá trình sáng tác, trước hết phải là “nhà nhân đạo” từ trong cốt
tủy“(Sêkhov). Bởi nếu không phải nhà nhân đạo, nếu không có tấm lòng yêu thương
con người và sẵn sàng hy sinh cho con người, thì làm sao anh ta có thể viết, làm sao
anh ta có thể, như loài phượng hoàng lửa trong truyền thuyết, trầm mình vào lửa đỏ
để làm nên sự hồi sinh của cuộc sống – chính là những tác phẩm thẫm đẫm tính nhân
đạo, thấm đẫm tình yêu thương con người, những tác phẩm như phập phồng hơi thở
của thời đại, như đang chảy trong từng vân chữ những giọt máu của thời đại. Những
tác phẩm mà, mỗi trang giấy là một số phận được trải ra trước mắt người đọc, từng
số phận là những tiếng kêu khóc đau đớn cho những kiếp người, từng con chữ cất lên
đều ám ảnh, day dứt khôn nguôi.
Như vậy chúng ta thấy rằng, biểu hiện trước tiên của chủ nghĩa nhân đạo chính là sự
thông cảm, thấu hiểu cho số phận con người. Điều này có ý nghĩa giáo dục rất sâu
sắc. Như nhà văn Nam Cao đã từng nhận xét, tác phẩm văn học chân chính là tác
phẩm văn học làm cho con người “gần người hơn”. Người đọc tìm đến tác phẩm văn
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần