Tæ khoa häc x· héi - Trêng THCS Liªn Ch©u N¨m
häc 2012 – 2013
PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC
TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU
BÀN VỀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT
NAM Ở MÔN NGỮ VĂN 7 TRONG NHÀ TRƯỜNG THCS
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài.
1.Cơ sở lí luận:
Văn thơ trung đại Việt Nam là bộ phận văn học gắn liền với một giai
đoạn cực kì quan trọng trong lịch sử đất nước - giai đoạn nhà nước phong kiến
Việt Nam được xác lập, đi tới chỗ cực thịnh rồi chuyển dần tới chỗ suy vi. Giai
đoạn văn học này đã để lại một di sản vô cùng quý báu, đồ sộ về khối lượng,
phong phú, đa dạng về nội dung, đạt tới nhiều đỉnh cao về nghệthuật. Qua việc
nghiên cứu, tìm hiểu di sản này, chúng ta càng thêm gắn bóvới truyền thống cao
đẹp của dân tộc. Bởi lẽ “Mỗi tác giả với thiên tài của mình và giới hạn của thời
đại, phản ánh một thời kì lịch sử, đánh dấu một bước tiến của văn học, làm
giàu thêm cho tư tưởng, tình cảm và tiếng nói Việt Nam”(Phạm Văn Đồng).
Chúng ta có thể tìm thấy trong di sản này những điều giúp lại quá khứ vinh
quang nhưng không ít phần gian khó của dân tộc, để rồi từ đó có thể nhìn lại
hiện tại một cách thấu đáo hơn và hướng về tương lai một cách tin tưởng hơn.
Đối với nhà trường THCS, di sản này đóng một vai trò rất quan trọng trongviệc
giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, quan điểm, lí tưởng thẩm
mĩ...cho học sinh, thông qua những thành quả nổi bật của người xưa trong lĩnh
vực sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, kết tinh trong các tác phẩm nghệ thuật tiêu
biểu.
Việc dạy văn học ở nhà trường nói chung và dạy thơ trữ tình trung đại
theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một vấn đề đã và
đang được nhiều nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học văn cũng như nhiều
1
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần