DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ:
VẺ ĐẸP TÂM HỒN TRẺ THƠ VÀ TÌNH YÊU THƯƠNG TRONG VĂN BẢN “TÔI ĐI HỌC”, “TRONG LÒNG MẸ” - TÍCH HỢP RÈN KĨ NĂNG XÂY DỰNG VĂN BẢN
Tiết 2, 3:
VẺ ĐẸP TÂM HỒN TRẺ THƠ TRONG VĂN BẢN
“TÔI ĐI HỌC”, “TRONG LÒNG MẸ”
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh hình thành:
1. Kiến thức:
- Thấy vẻ đẹp trẻ thơ qua hai văn bản “ Tôi đi học” và “ Trong lòng mẹ”
+ Nhân vật “tôi”: Trong sáng, ngây thơ; yêu trường, yêu lớp, thầy cô, bạn bè; thể hiện ước mơ bay bổng, muốn khám phá, chinh phục tri thức mới qua h/a “cánh chim....”
+Nhân vật bé Hồng: nhạy cảm, sâu sắc; tình yêu lớn lao sâu đậm của Hồng dành cho mẹ; Tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.
- Nghệ thuật xây dựng diễn biến tâm lí nhân vật của hai nhà văn Thanh Tịnh và Nguyên Hồng.
2. Kĩ năng:
- Biết đọc hiểu một vb hồi kí, truyện ngắn, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để khai thác.
- Vận dụng các phương thức biểu đạt trong vb tự sự để phân tích chi tiết trong đoạn trích
- Học được cách viết đoạn, bài văn tự sự đậm chất trữ tình, xây dựng tình huống truyện.
3.Thái độ:
- Giáo dục cho HS tình cảm gia đình, sự cảm thông với những số phận bất hạnh.
- Giáo dục cho HS tính tự lập, niềm tin, ước mơ, khát vọng chinh phục chính bản thân mình.
4. Năng lực phát triển.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ...
- Năng lực tiếp nhận văn bản
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
-Năng lực thuyết trình, làm việc nhóm
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
- Giáo án giảng dạy
- Máy chiếu ghi chi tiết, câu văn tiêu biểu cần phân tích
- Phiếu bài tập
- Tư liệu tham khảo
2. Học sinh:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động nhóm
- Soạn bài
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp: Kết hợp đa dạng, hiệu quả các phương pháp dạy học:
- Phương pháp dạy học hợp tác nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp sắm vai.
- Phương pháp bàn tay nặn bột.
- Phương tiện:
- Máy chiếu, máy tính.
- Phần mềm, đồ dùng hỗ trợ giảng dạy.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra bài cũ:
- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG I: Mở đầu
(Gv cho HS chơi trò chơi nhận diện hình ảnh....).Từ những hình ảnh đó GV dẫn dắt vào bài.
HOẠT ĐỘNG II: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò | Nội dung cần đạt |
|
| I. Nhân vật “tôi”`` |
y/c HS đọc phần đầu văn bản
? Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào? Vì sao? Những cảnh vật nào gợi lên kỉ niệm ấy (Cảnh thiên nhiên? Cảnh sinh hoạt?)
? Vì sao cứ nhìn cảnh là tôi lại nhớ về kn xưa?
? Tâm trạng của nhân vật "tôi" khi nhớ lại kỷ niệm cũ như thế nào? ? Phân tích giá trị biểu cảm 4 từ láy và phép tu từ tả cảm xúc ấy?
GV bình: | - HS đọc 4 câu đầu VB
* Thời điểm gợi nhớ: Cuối thu (đầu tháng 9) đó là thời điểm khai trường. * Cảnh vật gợi nhớ kn: - Cảnh thiên nhiên: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc. - Cảnh sinh hoạt: Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.
-> Lý do: Sự liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ của bản thân. Kn ấy để lại dấu ấn sâu sắc…
-> Các từ láy và phép so sánh đã diễn tả cụ thể, sống động tâm trạng cảm xúc của "tôi" khi nhớ lại kỷ niệm tựu trường. Rút ngắn khoảng cách thời gian giữa quá khứ và hiện tại.
-HS lắng nghe
| 1. Tâm trạng cảm xúc của "tôi" khi nhớ lại kỷ niệm tựu trường:
- Nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã - Cảm giác ….đãng
|