Ngày soạn: 23/01/21
Chủ đề 2: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (TỪ TIẾT 97 -> 106)
- NỘI DUNG
Nghị luận xã hội gồm các bài: Bàn về đọc sách, Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
B. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Trong bài học này, HS hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. Nắm được cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí được tích hợp trong quá trình dạy đọc, viết, nói và nghe. Từ đó viết được đoạn văn, bài văn bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
2. Qua chủ đề, học sinh có được kĩ năng và kiến thức sau:
2.1. Kĩ năng đọc hiểu
- Nhận biết, phân tích và đánh giá được luận đề, hệ thống luận điểm, cách lập luận của tác giả trong văn bản.
- Nhận biết được tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong văn bản.
- HS có thể tự đọc được những văn bản cùng thể loại.
2.2. Kĩ năng viết:
- Nhận biết được đặc điểm của bài văn nghị luận về một hiện tượng, đời sống và một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Viết được đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Biết cách chỉnh sửa một số lỗi để hoàn thiện bài viết.
- Liên hệ, vận dụng những nội dung đã đọc được từ văn bản vào giải quyết các tình huống trong học tập và đời sống.
2.3. Kĩ năng nói và nghe
- Biết cách chuyển đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lí từ dạng viết sang dạng nói.
- Trình bày được đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Lắng nghe và phản hồi để điều chỉnh bài trình bày.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Dạy đọc hiểu
- Hoạt động khởi động, tạo tâm thế: kĩ thuật dự đoán, học cá nhân và toàn lớp.
- Hoạt động đọc tổng quan văn bản: phương pháp đọc diễn cảm, hỏi đáp, học cặp đôi.
- Hoạt động đọc hiểu chi tiết: phương pháp đàm thoại gợi mở: phương pháp nêu vấn đề; phiếu học tập, học theo nhóm.
- Hoạt động đọc hiểu ý nghĩa và các giá trị của văn bản: phương pháp nêu vấn đề; học toàn lớp.
- Hoạt động liên hệ, vận dụng thực tiễn: phương pháp tình huống; máy tính, máy chiếu; một số tranh ảnh.
2. Dạy viết
- Hoạt động tạo hứng thú, nhu cầu viết: phương pháp nêu vấn đề
- Hoạt động viết: phương pháp thực hành viết (viết nháp, viết sáng tạo).
3. Dạy nói và nghe
- Hoạt động nói: phương pháp thuyết trình; máy tính, máy chiếu.
- Hoạt động nghe: phiếu học tập.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Ổn định tổ chức
* Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT | |
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG | ||
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP ? Em hãy nêu tên những cuốn sách mà em thích nhất ? - GV gợi ý cho HS chia sẻ. Giáo viên nêu vấn đề: Bước chân vào trường học các em đã được tiếp xúc và làm quen với sách, những cuốn sách đã trở thành người bạn thân thiết của mỗi người học trò. Nhưng các em đã hiểu hết giá trị của sách, cách đọc sách hiệu quả, những hiệu quả tác dụng mà khi đọc sách con người ta có được khi đọc sách. Để hiểu sâu hơn về cách đọc sách, vai trò tác dụng của việc đọc sách, chúng ta cùng tìm hiểu sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách của nhà văn Chu Quang Tiềm. | Tạo tâm thế cho người học
| |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC | ||
I. ĐỌC HIỂU (2 tiết) | ||
A. Đọc hiểu văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm | ||
1. Đọc tổng quan văn bản | |
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - HS đọc chú thích SGK ? Tác giả VB này là ai ? Em biết gì về tác giả này ? ? Nêu những hiểu biết về tác phẩm ? - GV cho HS đọc toàn bộ văn bản. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ ngữ khó: Trao đổi với bạn bên cạnh về những từ ngữ em không hiểu hoặc hiểu chưa rõ bằng cách dự đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh, có thể tham khảo phần chú thích trong sách giáo khoa. ? Văn bản được viết theo thể loại nào ? - GV yêu cầu HS chia bố cục của văn bản: ? Văn bản có thể được chia thành mấy phần? Nội dung của mỗi phần là gì? - Gọi HS nhận xét phần chia đoạn của bạn? - HS tham gia nhận xét, bổ sung. - GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
| 1.1. Tác giả, tác phẩm a, Tác giả: - Chu Quang Tiềm (1897- 1986). - Là nhà mĩ học, lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. b, Tác phẩm: - Trích trong cuốn “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nổi buồn của việc đọc sách” 1.2. Đọc và tìm hiểu từ khó 1.3.Thể loại: Nghị luận (lập luận giải thích về một vấn đề xã hội ) - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 1.4. Bố cục: 3 phần Phần 1: “Học vấn…..thế giới mới”: Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách. Phần 2: Tiếp .… “lực lượng”: Nêu các khó khăn các thiên hướng sai lạc dễ mắc của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. Phần 3: Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách. |
2. Đọc hiểu chi tiết văn bản |