Ngày soạn: .../.../2021
Ngày dạy: …../.../2021
BUỔI 1: CỤM VĂN BẢN TRUYỆN KÝ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
(TÔI ĐI HỌC, TRONG LÒNG MẸ)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- HS hiểu và cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.
- Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật bé Hồng đồng thời cảm nhận được tình thương yêu mãnh liệt của em dành cho mẹ mình.
- Hiểu được thể văn hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút thấm đượm chất trữ tình của hai nhà văn.
- Rèn kỹ năng thực hành bài văn nghị luận kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả.
B. CHUẨN BI:
- Các tài liệu tham khảo.
- Bảng phụ.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Ôn tập.
Hoạt động | Nội dung |
Tiết 1,2:
GV yêu cầu HS nhắc lại những hiểu biết của mình về tác giả và tác phẩm…
? Nêu nội dung chính của văn bản “Tôi đi học”?
? Truyện ngắn “Tôi đi học” có kết cấu như thế nào?
? Trong truyện tác giả đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào? ? Khi kể về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học, nhân vật “tôi” đã kể theo những trình tự không gian, thời gian nào?
? Hình ảnh người mẹ hiện lên qua những chi tiết nào trong cảm xúc của tác giả?
? Nêu những nét sơ lược về nhà văn Nguyên Hồng?
? Em hiểu thế nào về thể văn hồi kí?
? Nêu những hiểu biết của em về tập hồi ký “Những ngày thơ ấu”?
? Nêu xuất xứ của đoạn trích “Trong lòng mẹ”? ? Nội dung của đoạn trích “Trong lòng mẹ” kể về điều gì?
? Văn bản “Trong lòng mẹ” được kết cấu theo trình tự nào?
? Đoạn trích được kể này có những nhân vật nào? ? Nhân vật chính là ai? ? Những đặc điểm nổi bật của bé Hồng?
? Bà cô có quan hệ như thế nào với bé Hồng? ? Bà cô hiện lên với tính cách gì? Lấy dẫn chứng để chứng minh?
? Trong những lời lẽ của người cô, theo em, chỗ nào thể hiện sự “cay độc” nhất? Vì sao? ? Hình ảnh mẹ bé Hồng được kể qua những chi tiết nào?
? Những chi tiết đó đã thể hiện được điều gì về người mẹ của bé Hồng? | A. Kiến thức cơ bản: I/ Văn bản: Tôi đi học – Thanh Tịnh. 1. Tác giả. - Thanh Tịnh (1911- 1988) Tên khai sinh là Trần Văn Ninh. Trước năm 1946 ông vừa dạy học, vừa làm thơ. Ông có mặt ở trên nhiều lĩnh vực: Thơ, truyện dài, ca dao, bút ký... nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn. - Truyện ngắn của ông trong trẻo mà êm dịu. Văn của ông nhẹ nhàng mà thấm sâu, mang dư vị man mác buồn thương, vừa ngọt ngào, vừa quyến luyến - Ông để lại sự nghiệp đáng quý. + Về thơ: Hận chiến trường, sức mồ hôi, đi giữa mùa sen. .. + Truyện: Ngậm ngải tìm trầm, Xuân và Sinh... 2. Tác phẩm: Tôi đi học in trong tập truyện ngắn Quê mẹ (1941) thuộc thể loại hồi ký ghi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tựu trường. * Nội dung chính: Bằng giọng văn giàu chất thơ, chất nhạc, ngôn ngữ tinh tế và sinh động, tác giả đã diễn tả những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. Đó là tâm trạng bỡ ngỡ mà thiêng liêng, mới mẻ mà sâu sắc của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học. * Kết cấu: Truyện được kết cấu theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”. Dòng hồi tưởng được khơi gợi hết sức tự nhiên bằng một khung cảnh mùa thu hiện tại và từ đó nhớ lại lần lượt từng không gian, thời gian, từng con người, cảnh vật với những cảm giác cụ thể trong quá khứ. * Phương thức biểu đạt: Nhà văn đã kết hơp các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm để thể hiện những hồi ức của mình. 3. Phân tích: 3. 1. Tâm trạng của chú bé trong buổi tựu trường. a. Trên đường tới trường: - Là buổi sớm đầy sương thu và gió lạnh chú bé cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài - Lòng chú tưng bừng, rộn rã khi được mẹ âu yếm nắm tay dắt di trên con đường dài và hẹp - Cậu bé cảm thấy mình xúc động, bỡ ngỡ, lạ lùng - Chú suy nghĩ về sự thay đổi - Chú bâng khuâng thấy mình đã lớn. b. Tâm trạng của cậu bé khi đứng trước sân trường - Ngạc nhiên, bỡ ngỡ, vì sân trường hôm nay thật khác lạ, đông vui quá - Nhớ lại trước đâythấy ngôi trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại thấy ngôi trường vừa xinh xắn, oai nghiêm đĩnh đạc hơn - Chú lo sợ vẩn vơ, sợ hãi khép nép bên người thân - Chú cảm thấy trơ trọi, lúng túng, vụng về.... - Khi nghe ông đốc gọi tên, chú bé giật mình, lúng túng , tim như ngừng đập ... oà khócnức nở c. Tâm trạng của cậu bé khi dự buổi học đầu tiên. - Khi vào lớp học, cảm xúc bâng khuâng, hồi hộp dâng lên man mác trong lòng cậu. Cậu cảm thấy một mùi hương lạ bay lên. Thấy gì trong lớp cũng lạ lạ hay hay rồi nhìn bàn ghế rồi lạm nhận đó là của mình. 3. 2. Hình ảnh người mẹ. - Hình ảnh người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ đã in đậm trong những kỷ niệm mơn man của tuổ thơ khiến cậu bé nhớ mãi. Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật tôi trong buổi tựu trường. Khi thấy các bạn mang sách vở, tôi thèm thuồng muồn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu nhìn con, cặp mắt âu yếm, giọn nói dịu dàng “thôi để mẹ cầm cho ” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc. Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự săn sóc động viên khích lệ. Mẹ luôn đi sát bên con trai, lúc thì cầm tay, mẹ đẩy con lên phía trước, lúc bàn tay mẹ nhẹ nhàng xoa mái tóc của con.... II. Văn bản: Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng. 1. Tác giả - Nguyên Hồng ( 1918 – 1982 ) tên đầy đủ là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở Nam Định, nhưng trước cách mạng, ông sống chủ yếu trong một xóm lao động nghèo ở Hải Phòng. - Thời thơ ấu với cuộc sống cay đắng, vất vả đã ảnh hưởng lớn đến sáng tác của ông. Ngay từ tác phẩm đầu tay, ông đã viết về những người lao động nghèo khổ gần gũi một cách chân thực và xúc động với một tình yêu thương thắm thiết. - Sau cách mạng tháng Tám 1945, nhà văn đi theo cách mạng và tiếp tục sáng tác cho đến cuối đời. - Ông đã để lại một sự nghiệp sáng tạo đồ sộ, có giá trị, với nhiều tác phẩm nổi bật như: Bỉ vỏ ( tiểu thuyết, 1938), Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938), Trời xanh ( tập thơ, 1960), Cửa biển ( bộ tiểu thuyết gồm 4 tập, 1961 – 1976), Núi rừng Yên Thế ( bộ tiểu thuyết đang viết dở ),... 2. Hồi kí “Những ngày thơ ấu”. - Hồi kí là một thể văn được dùng để ghi lại những chuyện có thật đã xảy ra trong cuộc đời một con người cụ thể, thường là của chính người viết. Hồi kí thường được những người nổi tiếng viết vào những năm tháng cuối đời. - “Những ngày thơ ấu” là một tập hồi kí gồm 9 chương viết về tuổi thơ cay đắng của chính Nguyên Hồng, được đăng báo năm 1938 và xuất bản lần đầu năm 1940. - Nhân vật chính là cậu bé Hồng. Cậu bé lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, thầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu thương phải vùi chôn tuổi xuân trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn đành phải bỏ con đi kiếm ăn phương xa. Chú bé Hồng đã mồ côi cha nay vắng mẹ, lại phải sống cô đơn giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của những người họ hàng giàu có, trở thành đứa bé, đói rách, lêu lổng, luôn thèm khát yêu thương của người thân. - Từ cảnh ngộ và tâm sự của đứa bé côi cút, đau khổ, tác phẩm đã cho người đọc thấy bộ mặt lạnh lùng của xã hội cũ, với những giả dối, độc ác, đầy những thành kiến cổ hủ khiến tình máu mủ ruột thịt cũng có nguy cơ khô héo và quyền sống của người phụ nữ và trẻ con bị bóp nghẹt. 3. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”. a. Khái quát: * Xuất xứ: Đoạn trích thuộc chương IV của tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”. * Nội dung chính: Kể lại quãng đời tuổi thơ cay đắng của bé Hồng khi phải sống với bà cô cay nghiệt, nhưng dù trong cảnh ngộ xa mẹ, cậu bé ấy vẫn có được sự tỉnh táo để hiểu mẹ, yêu thương mẹ vô bờ và có một niềm khao khát cháy bỏng được sống trong tình mẹ. * Kết cấu: Truyện được kết cấu theo diễn biến tâm lí nhân vật. Cụ thể: - Những suy nghĩ của bé Hồng trong cuộc trò chuyện với bà cô. - Cảm xúc của bé Hồng khi gặp mẹ và được ngồi trong lòng mẹ. b. Hệ thống nhân vật: - Đoạn trích có 3 nhân vật: cậu bé Hồng, mẹ bé Hồng, bà cô bé Hồng. - Nhân vật chính: bé Hồng. * Nhân vật bé Hồng: - Đó là một thân phận đau khổ nhưng có lòng thương yêu, sự kính trọng và niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình. - Đó là một đứa trẻ sống trong tủi cực và cô đơn, luôn khao khát tình thương của người thân yêu. - Đó là một con người nhỏ tuổi nhưng có một thế giới nội tâm phong phú, sâu sắc, tinh tế trong cách nhìn đời, nhìn người, có một lí trí cần thiết để nhận ra những hủ tục xã hội chà đạp đến hạnh phúc con người. * Nhân vật bà cô Hồng: - Là cô ruột của bé Hồng, là quan hệ ruột thịt. - Tính cách: Hẹp hòi, cay độc đến tàn nhẫn. -> Thể hiện trong cuộc đối thoại với bé Hồng: + Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không? + Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu! + Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ. -> Những lời nói đó chứa đựng sự giả dối, mỉa mai thậm chí ác độc dành cho người mẹ đã như một mũi khoan xoáy vào tâm hồn non nớt và yêu mẹ của cậu bé Hồng. - Chỗ thể hiện sự cay độc nhất trong lời người cô là “thăm em bé chứ”. Vì khi nói điều này, người cô đã ám chỉ sự “xấu xa” của người mẹ khi bỏ con để theo người khác, đánh thẳng vào lòng yêu quý, kính trọng mẹ vốn có trong lòng bé Hồng. * Nhân vật mẹ bé Hồng: Được kể qua những chi tiết: + Mẹ tôi về một mình đem rất nhiều quà bánh cho tôi và em Quế tôi. + Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi...vừa kéo tôi, xoa đầu tôi..., lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi. + Mẹ không còn còm cõi xơ xác...Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. -> Qua cái nhìn, sự cảm nhận khứu giác và cảm xúc tràn đầy yêu thương của người con, hình ảnh người mẹ hiện lên cụ thể, sinh động, gần gũi, tươi tắn và đẹp vô cùng. Đấy là một người mẹ hoàn toàn khác với lời nói cay độc của bà cô. Đấy là một người mẹ yêu con, đẹp đẽ, kiêu hãnh vượt lên mọi lời mỉa mai cay độc của người đời. |