GV: Hồ Thị Huệ
*************************************************************************************
Ngày soạn: 10/01/2021
Tiết 73 :
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
A. Mục tiêu bài học::
1. Kiến thức:- Khái niệm tục ngữ
- Nội dung và hình thức nghệ thuật..
2. Kỹ năng: - Đọc hiểu và phân tích các lớp nghĩa của TN. - Vận dung được vào đời sống.
3. Thái độ: bước đầu có ý thức vận dụng tục ngữ trong nói và viết hàng ngày. Đồng thời đúc rút kinh
nghiệm từ thực tế.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ.
- Năng lực viết sáng tạo, năng lực cảm thụ văn chương.
B. Chuẩn bị:
1. GV: - Phương pháp: Tổ chức HS hoạt động tiếp nhận TPVH trong giờ học văn, nêu vấn đề, giảng, gợi tìm
- Phương tiện: SGK, SGV, Giáo án, bảng phụ ghi 8 câu tục ngữ trong SGK.
2. HS: soạn bài ở nhà, trên lớp nghe GV giảng.
C. Hoạt động dạy học::
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: GV kiểm tra việc Chuẩn bị bài ở nhà của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động (3p)
Hoạt động 2: Tìm hiểu vản bản (30p)
GV gọi HS đọc chú thích (*) SGK/3,4
GV? Dựa vào chú thích (*) cho biết tục ngữ là gì? HS trả lời dựa vào chú thích (*).
GV bổ sung: - Về hình thức: Câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu,
hình ảnh nên dễ nhớ và dễ lưu truyền
- Về ND: thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lđsx, xã hội);
Có những câu chỉ có nghĩa đen, nhưng cũng có câu chứa đựng nghĩa bóng
- Về sử dụng: được sử dụng vào mọi hoạt động đời sống để nhìn nhận, ứng xử,
thực hành và để làm lời nói thêm hay, thêm sinh động sâu sắc
GV hướng dẫn HS đọc và giải thích các từ khó: giọng đọc chậm rãi, rõ ràng, chú ý
các vần lưng, ngắt nhịp ở vế đối trong câu hoặc phép đối giữa hai câu.
GV? Hãy nêu thể loại và PTBĐ của văn bản?
HS:Thể loại: tục ngữ; PTBĐ: nghị luận
GV? Có thể chia những câu tục ngữ thành mấy nhóm? Nêu nội dung từng nhóm?
HS: Nhóm 1: từ câu 1 -> 4: tục ngữ về thiên nhiên.
Nhóm 2: từ câu 5 -> 8: tục ngữ về lao động sản xuất
GV gọi HS đọc lại 4 câu tục ngữ đầu.
GV? Nghĩa của câu tục ngữ thứ nhất là gì?( Động não)
HS: Nghĩa của câu tục ngữ này là: tháng năm (AL) đêm ngắn ngày dài, tháng
mười (AL) đêm dài ngày ngắn.
GV? Em hãy cho biết tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong
câu tục ngữ này?( Ra quyết định)
HS: – Phép đối (đêm – ngày, tháng năm – tháng mười)
- Phóng đại, cường điệu, nói quá (chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối)
GV? Ta có thể vận dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ này vào chuyện gì?( Phân
tích tình huống) HS suy nghĩ trả lời.
GV giảng: Ta có thể vận dụng câu tục ngữ này vào chuyện tính toán, sắp xếp công
việc hoặc vào việc giữ gìn sức khoẻ cho mỗi người trong mùa hè và mùa đông.
Với cách nói phóng đại khiến người nghe có cảm giác đêm trôi rất nhanh, ngày
cũng thế. Vậy phải tranh thủ để mai còn dậy cho kịp giờ, phải tranh thủ hoàn thành
công việc trước khi trời tối. tóm lại cần phải tranh thủ, sắp xếp công việc, tiết kiệm
thời gian. Tuy nhiên vì đây là kinh nghiệm nên có khi đúng, có khi chưa đúng.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tục ngữ là gì?
(*) SGK/3,4
2. Thể loại: Tục ngữ
4. PTBĐ: Nghị luận
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Tục ngữ về thiên
nhiên:
* Câu 1:
Đêm tháng năm chưa
nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa
cười đã tối
-> Phép đối, nói quá.
=> Giúp con người có ý
thức chủ động để nhìn
nhận, sử dụng thời gian,
công việc, sức lao động
**************************************************************************************
Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7
1
Năm học: 2020 – 2021
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần