Tiết: 3+4 : ÔN TẬP VỀ CÁC DẤU CÂU
TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. Mục tiêu:
- Nắm và củng cố kiến thức về các loại dấu câu đã học, ý nghĩa hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong văn bản.
- Hiểu rõ tác dụng và cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói và viết cụ thể.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các loại dấu câu vào thực tế bài viết của mình.
II. Các tài liệu hỗ trợ:
- SGK ngữ văn 6 tập 2 - SGV Ngữ văn 6/2; SGK - SGVNgữ văn 7.
- SGK ngữ văn 8/1 - SGV - Ngữ văn 8/1.
III. Nội dung:
1. Bài đọc: Ôn luyện về dấu câu (tiết 59 - SGK trang 150)
(Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang, dấu gạch nối).
2. Các hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện:
? Ở các lớp trước (lớp 6, 7) em đã học những loại dấu câu nào? Hãy nêu tác dụng của những loại dấu câu đó?
HS: Thảo luận nhóm (10'). Đại diện các nhóm lần lượt trình này à Bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận.
Dấu câu | Chức năng | Ví dụ |
1. Dấu chấm | Dùng để kết thúc câu trần thuật | Tôi đi học |
2. Dấu chấm hỏi | Dùng để kết thúc câu nghi vấn | Em bao nhiêu tuổi? |
3. Dấu chấm than | Dùng để kết thúc câu khiến hoặc câu cảm thán |
|
4. Dấu phẩy | Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong câu, cụ thể là: - Giữa các thành phần phụ với chủ ngữ và vị ngữ của câu. - Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ. - Giữa 1 từ ngữ và bộ phận chú thích của nó. - Giữa các vế của mối câu ghép |
|
5. Dấu chấm lửng | - Biểu thị bộ phận cưa liệt kê hết. - Biểu thị lời nói ngập ngừng, ngắt quảng. - Làm giảm nhịp điệu câu văn, hài hước, dí dỏm. |
|
6. Dấu chấm phẩy | - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp. - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp |
|
7. Dấu gạch ngang | - Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu. - Đánh dấu lời dẫn trực tiếp của nhân vật. - Nối các từ nằm trong một liên danh. |
|
8. Dấu gạch nối | - Nối các tiếng trong một từ phiên âm |
|
? Cách dùng các dấu câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi,
dấu chấm than trong những câu sau có gì đặc biệt?
a) Tôi phải bảo
- Được, chú Minh cứ nói thẳng thừng ra nào.
... Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh tôi mắng:
... Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
(Tô Hoài)
b) AFP đưa tin theo cách ỡm ờ: "Họ là 80 người sức
lực khá tốt nhưng hơi gầy" (Nguyễn Tuân)
à Biểu thị thái độ nghi ngờ hay châm biếm. => Dấu chấm câu còn được dùng để bày tỏ thái độ, tỉnh cảm của người viết
? Dấu gạch nối có phải là một dấu câu không? * Lưu ý: Dấu gạch nối không phải là một dấu câu, nó chỉ là một quy định về chính tả.
- Dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
* Làm các bài tập:
1) Đặt các dấu chấm, ấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chổ
dấu câu như vậy.
a) Ôi thôi, chú mày ơi ( ) Chú mày có lớn mà chắng có khôn.
(Tô Hoài)
b) Con có nhận ra con không ( ) (Tạ Duy Anh)
c) Cá ơi, giúp tôi với ( ) (Ông lảo đánh cá và con cá vàng)
d) Giời chớm hè ( ) cây cối um tùm ( ) cả làng thơm ( )
(Duy Khánh)
* Chuyển tiết 2:
2) Bài tập 2: Em hãy đặt dấu phẩy vào chổ thích hợp trong
những câu văn sau:
a) Hàng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên
không có những đám mây bàng bạc lòng tôi lại nao nức những
kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
b) Buổi mai hôm ấy một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần