Ngày soạn: 4/9/2021
Tiết 1-8:
Chủ đề tích hợp: Bố cục, tính liên kết và mạch lạc trong văn bản nhật dụng
(gồm các bài: Cổng trường mở ra; Mẹ tôi; Cuộc chia tay của những con búp bê; Liên kết trong văn bản; Bố cục trong văn bản; Mạch lạc trong văn bản)
Thời lượng: 8 tiết
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.
- Hiểu những giá trị biểu cảm trong lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
- HS cảm nhận được tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con .
- Khái niệm về liên kết trong văn bản yêu cầu về liên kết trong văn bản
- Tác dụng của việc xây dựng bố cục
- Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản, điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc.
2.Năng lực
+ Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, sáng tạo.
+ Năng lực chuyên biệt: đọc - hiểu văn bản, phân tích chi tiết, hình ảnh, nhận xét nghệ thuật, cảm thụ tác phẩm văn học
Qua bài học, HS biết:
a) Đọc hiểu: Biết đọc - hiểu một văn bản nhật dụng. Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. Cụ thể như sau:
+ Phân tích được nội dung, ý nghĩa của văn bản “Cổng trường mở ra ”, “Mẹ tôi”, “Cuộc chia tay của ngững con búp bê”: phân tích, diễn biến tâm trạng của nhân vật người con , người mẹ hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật…
+ Chỉ ra, phân tích được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả, kể chuyện và sử dụng từ ngữ trong các văn bản.
+ Chỉ ra được bố cục, liên kết và mạch lạc trong các văn bản đã học và đọc trong chủ đề.
b) Viết:
- Viết được 1 đoạn văn, bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân về ngày đầu tiên đi học hoặc về một lần mắc lỗi, về tình cảm gia đình, về quyền trẻ em ... trình bày khoa học, đủ ý, có thuyết phục.
c) Nói và nghe
- Kể được một kỉ niệm đáng nhớ đối với bản thân khi đến trường khi mắc lỗi…, thể hiện cảm xúc và suy nghĩ về kỉ niệm đó.
3. Phẩm chất:
- Biết yêu thiên nhiên, đất nước với những biểu hiện phong phú trong cuộc sống cũng như trong văn học;
- Yêu quý và tự hào về truyền thống của đất nước, kính trọng, biết ơn người có công với đất nước; biết trân trọng và bảo vệ cái đẹp;
- Giới thiệu và gìn giữ các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử, có lý tưởng sống và có ý thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia và tương lai dân tộc.
- Chăm đọc sách báo; thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập, siêng năng trong công việc gia đình, nhà trường; yêu lao động; có ý chí vượt khó; tích cực rèn luyện để chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai
II. Phương tiện và hình thức tổ chức dạy học
1. Phương tiện dạy học
- Sách giáo khoa, sách GV, phiếu học tập, bảng phụ, máy chiếu
2. Phương pháp, hình thức dạy học chính
- Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề; trực quan; đàm thoại; Phân tích, vấn đáp, quy nạp, dạy học theo nhóm…
- Hình thức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động tập thể.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, Giao nhiệm vụ; thảo luận nhóm, đóng vai, nghiên cứu tình huống; khăn trải bàn; ……
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
- Tổ chức
Tiết | Ngày giảng | Sĩ số lớp/Tên HS vắng | |
1 | /9/2021 | 7B: |
|
2 | /9/2021 | 7B: |
|
3 | /9/2021 | 7B: |
|
4 | /9/2021 | 7B: |
|
5 | /9/2021 | 7B: |
|
6 | /9/2021 | 7B: |
|
7 | /9/2021 | 7B: |
|
8 | /9/2021 | 7B: |
|
- Gv căn cứ vào nội dung đã được học trong tiết trước đó kiểm tra HS theo các mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) một cách phù hợp.
- Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp với tự luận
- Cách thức: Dùng máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập hoặc vấn đáp trực tiếp
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần