CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
Tạo tính liên kết và mạch lạc qua văn bản “Cổng trường mở ra”, “Mẹ tôi”, “Cuộc chia tay của những con búp bê”
( Thời lượng: 8 tiết, từ tiết 1 – đến tiết 8)
PHẦN I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ:
A. Cơ sở lựa chọn chủ đề:
- Căn cứ vào ”Công văn 3280/BGD ĐT – GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27/8/2020 để xây dựng chủ đề tích hợp văn bản – tập làm văn trong học kì I.
- Chủ đề góp phần giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa học văn bản và làm văn trong nhà trường. Các văn bản được sử dụng trong hoạt động đọc hiểu sẽ trở thành nguồn ngữ liệu để hướng dẫn học sinh tiếp thu các tri thức cơ bản về tập làm văn và cách sử dụng tiếng Việt, cách tạo lập các kiểu văn bản phù hợp phương thức biểu đạt.
B. Thời gian dự kiến:
Tuần | Tiết | Bài dạy | Ghi chú |
1 |
1,2 | - Giới thiệu chủ đề. - Liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản nhật dụng. | |
3,4 | - Cổng trường mở ra. | ||
2 | 5 | - Mẹ tôi. | |
6,7 | - Cuộc chia tay của những con búp bê. | ||
8 | - Luyện tập – Đánh giá chủ đề. |
C. Mục tiêu của chủ đề:
I. Mục tiêu chung:
- Dạy học theo chủ đề tích hợp là khai thác sự liên quan, gần gũi ở nội dung kiến thức và khả năng bổ sung cho nhau giữa các bài học cho mục tiêu giáo dục chung. Các tiết học chủ đề Gv không tổ chức thiết kế kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lí, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.
- Thông qua dạy học tích hợp, HS có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo hay vận dụng để giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
- Thông qua việc tìm hiểu về thế giới tự nhiên bằng việc vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu giúp các em ý thức được hoạt động của bản thân, có trách nhiệm với chính mình, với nhà trường, với gia đình và xã hội trong cuộc sống hiện tại cũng như trong tương lai của các em sau này.
- Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh; phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn.
- Thiết lập các mối quan hệ theo một lo-gic nhất định những kiến thức, kĩ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp.
- Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kĩ năng cần cho học sinh thực hiện các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho HS hòa nhập vào thế giới cuộc sống.
II. Mục tiêu cụ thể chủ đề:
1. Kiến thức/ kỹ năng/ thái độ:
- Hiểu thế nào là liên kết, các phương tiện liên kết trong văn bản.
- Hiểu được khái niệm bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản.
- Hiểu khái niệm mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản.
- Thấy được tính liên kết, mạch lạc trong các văn bản “ Cổng trường mở ra”, “Mẹ tôi”, “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Từ đó hiểu được bức thông điệp tác giả gửi gắm trong mỗi văn bản.
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản nhật dụng.
- Nhận diện, xác định, phân tích tính liên kết, mạch lạc, bố cục trong văn bản nhật dụng, đặc biệt là qua các văn bản “ Cổng trường mở ra”, “Mẹ tôi”, “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
- Hiểu được cách xây dựng văn bản, đặc điểm của văn bản.
- Giáo dục HS tình cảm biết ơn, yêu kính cha mẹ và trách nhiệm của học sinh đối với gia đình và XH.
2. Phát triển phẩm chất, năng lực:
2.1. Phẩm chất chủ yếu:
- Nhân ái: Qua tìm hiểu văn bản, HS biết tôn trọng, yêu quý những người trong gia đình, biết chia sẻ, cảm thông với những hoàn cảnh bất hạnh.
- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức tìm hiểu, vận dụng bài học vào các tình huống thực tế; chủ động trong mọi hoàn cảnh, có ý thức học hỏi không ngừng để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Trách nhiệm: có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
2.2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực tự quản bản thân và tự học.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực đọc – hiểu văn bản: Hiểu được các nội dung, ý nghĩa văn bản. Từ đó hiểu giá trị và sự ảnh hưởng của tác phẩm đối với đời sống.
- Năng lực tạo lập văn bản: Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt cùng với những trải nghiệm và khả năng suy luận của bản thân để hiểu văn bản. Trình bày dễ hiểu các ý tưởng; có thái độ tự tin khi nói, kể lại mạch lạc câu chuyện, biết chia sẻ ý tưởng khi thảo luận ý kiến về bài học.
- Năng lực thẩm mĩ: Trình bày được những cảm nhận của bản thân về những tác động mà tác phẩm đem lại. Vận dụng suy nghĩ và hành động hướng thiện, biết vươn tới cái tốt đẹp trong cuộc sống.
D. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và hệ thống câu hỏi, bài tập:
1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức theo định hướng phát triển năng lực:
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Vận dụng thấp | Vận dụng cao |