Ngày soạn: 7/09/2021
Ngày giảng: 8/09/2021
Tiết 1-2-3-4
BÀI 1: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Theo Lý Lan)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Chỉ ra được những chi tiết thể hiện tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường đầu tiên của con; trình bày được tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ dành cho con cái và ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người; nêu được suy nghĩ của cá nhân về tình cảm gia đình và vai trò của nhà trường.
- Nhận biết được cấu tạo và ý nghĩa của từ ghép; sử dụng các loại từ ghép trong tình huống giao tiếp cụ thể.
- Chỉ ra được những biểu hiện về tính liên kết trong văn bản, biết kết nối các câu, các đoạn văn trong văn bản để đảm bảo tính liên kết.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ, vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
- Nhận diện được các loại từ ghép.
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ.
- Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.
- Nhận biết và phân tích tính liên kết của các văn bản.
- Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết.
- Tích hợp kiến thức liên môn Đọc hiểu: HS vận dụng kiến thức môn GDCD lớp 6 về Quyền trẻ em.
3. Phẩm chất, năng lực cần phát triển
* Phẩm chất:
- Biết yêu và trân trọng hơn tình cảm của cha mẹ đối với con cái.
- Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng được từ ghép một cách hợp lí.
- Có ý thức sử dụng các phép liên kết trong khi tạo lập văn bản.
* Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực thưởng thức (cảm thụ) văn học.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên:
- Kế hoạch dạy học.
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu, phiếu bài tập
- Tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
- Đọc văn bản
- Chuẩn bị bài theo yêu cầu
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
1. Phương pháp: Vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống,...
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, trình bày một phút, ...
IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung cần đạt |
Tiết 1 GV Chiếu hình ảnh về ngày khai trường cho hs quan sát. * Hoạt động chung cả lớp: trả lời câu hỏi sau ? Văn bản sau đây có nhan đề là “Cổng trường mở ra”. Đã trải qua quãng thời gian được học tập dưới mái trường, theo em, cổng trường mở ra cho em những điều kì diệu gì? - HS trình bày trước lớp. - GV kết nối: Với tuổi học trò, ai cũng có những bồi hồi, nao nao của buổi tựu trường. Bao nhiêu niềm vui, sự hãnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ xen lẫn với những ấn tượng khó phai sẽ mãi là những kỉ niệm khó quên trong mỗi con người. Văn bản Cổng trường mở ra sẽ đưa chúng ra về với những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ đó. | A. Hoạt động khởi động (5 phút)
|
* Hoạt động cá nhân: Trả lời câu hỏi ? Văn bản Cổng trường mở ra do ai sáng tác? - GV giới thiệu về tác giả: bà sinh ra tại tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về tp HCM định cư. Bà vừa là một nhà văn, nhà thơ vừa là một dịch giả nổi tiếng. Lý Lan lập gia đình với Mart Stewart, một người Mỹ và hiện định cư ở cả hai nơi, Hoa Kỳ và Việt Nam. - Gv chiếu chân dung tác giả Lí Lan.
* Hoạt động cá nhân: Trả lời câu hỏi ? Nêu xuất xứ của văn bản?
* Hoạt động chung cả lớp: - GV Nêu yêu cầu đọc: giọng thủ thỉ, dịu dàng, tâm tình, thiết tha. - HS đọc – NX bạn đọc - GV nhận xét. * Hoạt động cá nhân: tóm tắt ngắn gọn lại văn bản - HS tóm tắt – nhận xét chéo. - GV nhận xét
* Hoạt động cá nhân: Đọc thầm phần từ khó trong SGK.
* Hoạt động chung cả lớp: lần lượt trả lời các câu hỏi sau. ? Xác định thể loại và chủ đề của văn bản? ? Chủ đề trên đã và đang là vấn đề như thế nào với cuộc sống hằng ngày, với sự phát triển của xã hội?
? Xét về nội dung chủ đề, văn bản Cổng trường mở ra thuộc kiểu văn bản gì ? ? Văn bản Cổng trường mở ra đề cập đến những mối quan hệ nào? ? Kể tên các văn bản nhật dụng em đã được học và đọc thêm ở lớp 6?
? Văn bản được viết theo PTBĐ chính nào ? Nhân vật chính trong văn bản là ai? Xác định ngôi kể ? ? Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
Gv kết nối: Để hiểu rõ về nội dung của văn bản ta chuyển sang phần 2
* Hoạt động cặp đôi trả lời các câu hỏi sau: (1) Trong đêm trước ngày khai trường của con, tâm trạng của người mẹ và đứa con khác nhau như thế nào? (2) Những chi tiết nào biểu hiện tâm trạng của người mẹ và con? - HS trao đổi thảo luận , báo cáo kết quả. GV. Chốt.
* Hoạt động cả lớp: Trả lời câu hỏi ? Theo em lí do vì sao người mẹ không ngủ được?
? Có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
? Vậy trong đêm không ngủ được người mẹ đã có những tâm trạng gì?
? Qua tâm trạng của người mẹ em cảm nhận được gì về tình cảm người mẹ dành cho con? - GV kết nối: Đứa con, cậu học sinh lớp một ấy và tất cả chúng ta, những học sinh tiểu học, trung học sơ sở... có được những giây phút thanh thản, vô tư để mơ những giấc mơ đẹp là nhờ đâu? Phải chăng, trước hết là nhờ tình thương yêu, sự chăm sóc dạy dỗ của người mẹ. Nhà văn Lý Lan, chắc cũng là một người mẹ, đã ghi lại biết bao suy nghĩ, tình cảm, tâm trạng của một người mẹ như thế trong đêm chuẩn bị cho con vào lớp Một.
* Hoạt động cặp đôi: Trả lời câu hỏi b,c b) Em hiểu như thế nào về hình ảnh “thế giới kì diệu” trong câu nói của người mẹ : “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”?
c) Từ văn bản trên, em nhận thấy vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người ntn ?
* Hoạt động cá nhân d) Nêu suy nghĩ của em khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của gđ và được học tập, vui chơi dưới mái trường ? - HS tự bộc lộ. * Hoạt động chung: ? Qua việc tìm hiểu, em hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản
? Qua văn bản giúp em hiểu thêm được điều gì về tình cảm của mẹ dành cho con? Về vai trò của nhà trường ?
Bài tập nâng cao: viết đoạn văn cảm nhận về ngày đầu tiên đến trường
* Tiết 2
* Hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi a 1, 2, 3 (1) Lựa chọn nhận định đúng về tiếng “bà” ở từ “bà ngoại” trong câu văn trên?
(2) Tìm thêm một số từ ghép CP có tiếng bà đứng trước?
(3) Trong các từ ghép chính phụ vừa tìm được, các tiếng đứng sau tiếng “bà” có vai trò gì? Có thể đổi vị trí các tiếng đứng sau lên trước mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa của từ được không? * Hoạt động cá nhân trả lời câu (4) ? Qua phân tích bài tập em hãy hình thành kiến thức về từ ghép chính phụ qua việc bổ sung những chỗ trống trong bảng sau? - HS trả lời, GV chốt yêu cầu HS hoàn thiện khái niệm vào vở. ? So sánh nghĩa của từ ghép chính phụ so với nghĩa của tiếng chính và rút ra nhận xét? ? Lấy VD về từ ghép chính phụ? Xác định tiếng chính, tiếng phụ trong những từ ghép đó? - HS lấy VD * Hoạt động cặp đôi: làm phần 1,2,3 (1) Liệt kê tên gọi các đồ vật hoặc dụng cụ học tập trong lớp mình, sau đó tạo thành các từ ghép phù hợp về nghĩa? (2) Những từ ghép em vừa tìm được có phân thành tiếng chính, tiếng phụ không? Vì sao? (3) So sánh nghĩa của từ ghép với nghĩa của mỗi tiếng trong từ ghép đó và rút ra nhận xét? GV: các từ: bàn ghế, sách vở, … là từ ghép đẳng lập * Hoạt động cá nhân: làm phần (4) ? Bổ sung những từ thích hợp vào chỗ trống để thấy được thế nào là từ ghép đẳng lập, đặc điểm về nghĩa trong từ ghép đẳng lập với các tiếng tạo nên nó?
* Hoạt động chung cả lớp: cho hs nhắc lại đặc điểm cấu tạo, nghĩa của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. * Hoạt động cá nhân: làm phần c. ? Điền thêm các tiếng vào chỗ trống trong bảng sau đây để tạo thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập?
* Luyện tập: Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu sử dụng từ ghép đẳng lập và từ ghép CP kể về tâm trạng của em về ngày khai trường mà em nhớ nhất. * BT Nâng cao (HĐ cặp đôi) ? Tìm từ ghép trong câu sau và cho biết nghĩa của chúng a) Mọi người phải cùng nhau gánh vác việc chung b) Đất nước ta đang trên đà thay da đổi thịt. c) Bà con lối xóm ăn ở với nhau rất hòa thuận. d) Chị Võ Thị Sáu có một ý chí sắt đá trước quân thù. * Tiết 3.
* Hoạt động cá nhân: trả lời câu hỏi a, b, c/7,8 a) Đọc các câu văn cho biết mối quan hệ về nội dung giữa chúng? Mối quan hệ đó có ảnh hưởng gì đến nội dung của cả đoạn văn?
b) Đọc các câu văn sau và chỉ ra sự chưa thống nhất của chúng. Sửa lại để đoạn văn đảm bảo tính thông nhất?
c) Từ những VD trên, hãy cho biết: Liên kết trong văn bản là gì? Một văn bản được liên kết phải đảm bảo những điều kiện gì? Cần sử dụng những phương tiện nào để đảm bảo điều kiện đó?
* Hoạt động nhóm bài 3 phần luyện tập/ 9. a. Sắp xếp theo thứ tự hợp lí. b. Giải thích nhận xét.
Bài tập nâng cao: Viết đoạn văn theo chủ đề học tập đảm bảo tính liên kết. | B. Hoạt động hình thành kiến thức ( 130 phút) 1. Đọc văn bản: * Tác giả - Tác giả Lý Lan
* Tác phẩm
- Tác phẩm được in trên báo Yêu trẻ, số 166, ra ngày 1-9-2000 * Đọc - Tóm tắt văn bản:
Tóm tắt: Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động: nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhớ về thuở nhỏ với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai trường đầu tiên…. Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật – Một ngày lễ thực sự của toàn xã hội- nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con. * Từ khó
* Cấu trúc văn bản
- Thể loại: Bút kí. - Chủ đề: giáo dục - Vấn đề gần gũi, được nhiều người quan tâm. - Giáo dục có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Ở Việt Nam ngày nay giáo dục đã trở thành sự nghiệp của toàn xã hội. -Văn bản nhật dụng
=> Đề cập đến những mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và trẻ em. - Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử. - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Động Phong Nha - PTBĐ chính: Biểu cảm - Nhân vật chính: Người mẹ - Ngôi kể thứ nhất. - Bố cục: Hai phần: + Phần 1: từ đầu đến nên đi ngủ sớm: Những quan sát và tình cảm của người mẹ dành cho con. + Phần 2: còn lại: Tâm trạng, nỗi lòng của người mẹ trong đêm không ngủ được 2. Tìm hiểu văn bản:
a. Tâm trạng của mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
Những chi tiết biểu hiện tâm trạng của mẹ: Những chi tiết biểu hiện tâm trạng của con: + Không ngủ được.
+ Mẹ không tập trung được vào việc gì cả.
+ Nhìn con ngủ… đi xem lại những thứ đã chuẩn bị.
+ Mẹ lên giường trằn trọc… Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình => Tâm trạng của mẹ: Thao thức, bồn chồn triền miên trong suy nghĩ, không thể nào ngủ được. + Đêm nay con cũng có niềm háo hức. + Còn bây giờ giấc ngủ đến với con một cách dễ dàng. + Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm. + Không có mối quan tâm nào khác ngoài việc thức dậy cho kịp giờ.
=>Tâm trạng của con: Ngây thơ, hồn nhiên, vô tư, thanh thản ngủ một cách ngon lành.
Lí do người mẹ không ngủ được: - Ngày khai trường vào lớp Một là ngày thực sự quan trọng đối với con và với mẹ, đối với mỗi đời người. - Mẹ muốn khắc ghi vào lòng con cảm xúc rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến của ngày khai trường => kỉ niệm đẹp của cuộc đời. - Ngày khai trường của con đã làm sống dậy trong tâm tưởng của mẹ ngày khai trường của mình, tiếng đọc bài trầm bổng và cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại. - Mẹ nghĩ tới ngày khai trường ở Nhật Bản với sự quan tâm của toàn xã hội và của các quan chức nhà nước. - Mẹ bâng khuâng nghĩ tới giây phút hạnh phúc cầm tay con dắt tới cổng trường để con bước vào thế giới kì diệu. - Người mẹ không trực tiếp nói với con, vì người con đã ngủ. Nhưng nếu cho rằng người mẹ muốn nói chuyện với con thì đây là cách nói gián tiếp => Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật ký của người mẹ nói với con. - Người mẹ vừa tâm sự với con nhưng chủ yếu đang nói với chính mình, đang ôn lại những kí ức của mình -> độc thoại nội tâm. - Cách viết này có tác dụng làm nổi bật được tâm trạng và nhân vật bộc lộ được cảm xúc một cách chân thành sâu sắc, tăng thêm tính trữ tình biểu cảm. - Cách viết này có tác dụng làm nổi bật được tâm trạng và nhân vật bộc lộ được cảm xúc một cách chân thành sâu sắc, tăng thêm tính trữ tình biểu cảm. - Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được: + Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên đi học của con thật sự có ý nghĩa. + Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm, không thể nào quên của bản thân về ngày đầu tiên đi học. + Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với tương lai. - Người mẹ dành cho con những tình cảm trìu mến, dịu ngọt.
b. Vai trò tầm quan trọng của nhà trường.
- Giải thích từ - Cụm từ: + Can đảm: Là có tinh thần mạnh mẽ, không sợ gian khó hay nguy hiểm, khó khăn. + Thế giới này: Bao gồm tất cả nhân loại khắp năm châu bốn biển. + Thế giới kì diệu: Kì là lạ, diệu là đẹp. Kì diệu: vừa rất lạ, vừa rất đẹp. = > Ý của cả câu: Niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người, tin vào con đường đi lên bằng học vấn, tin vào tương lai tươi sáng đang chờ con của người mẹ. Cổng trường mở ra đồng nghĩa với việc cánh cửa tâm hồn trí tuệ của con người mở ra. - Nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục một con người. Đó là cái nôi, là môi trường tuyệt vời để mỗi chúng ta sống và trưởng thành. - Nhà trường là nơi chứa đựng bao nhiêu điều mới lạ, bao nhiêu vốn trí thức phong phú của loài người. - Qua cánh cổng trường còn cho em rất nhiều bạn bè thân thương, thầy cô yêu kính, với những tình cảm chân thành cao quý. - Qua cánh cổng trường còn cho em hiểu và càng yêu thêm đất nước mình.
* Nghệ thuật: - Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ nói với con. - Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm. * Ý nghĩa văn bản: - Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con. Đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
- HS viết đoạn văn
3. Tìm hiểu các loại từ ghép và nghĩa của từ ghép: a) Từ ghép chính phụ:
- Nhận định đúng là ý 1 và 3. + Tiếng “bà” có ý nghĩa khái quát hơn nghĩa của từ “bà ngoại” ; + Tiếng "bà" là tiếng chính. (2) Tìm thêm một số từ ghép CP có tiếng bà đứng trước: bà nội, bà cố, bà Ba, bà mụ, bà ngoại.
(3) Trong từ ghép chính phụ, các tiếng đứng sau tiếng “bà” là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính “bà”. Không thể đổi vị trí các tiếng đứng sau lên trước .
(4) - Về ý nghĩa: Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa; nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. - Về cấu tạo: Từ ghép chính phụ là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ; tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
- VD: Xe đạp, xe máy, đỏ au,đỏ tươi...
b) Từ ghép đẳng lập:
- bút thước, sách vở, bàn ghế.....
- Những từ ghép đó không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Vì các tiếng đều bình đẳng với nhau về ngữ pháp. - Nghĩa của từ ghép khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
- Về cấu tạo: Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng với nhau về ngữ pháp. - Về ý nghĩa: Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa; Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
HS khái quát kiến thức
c) - Từ ghép chính phụ: làm vườn, ăn cơm, trắng tinh, vui mắt, mưa rào, nhà xây. - Từ ghép đẳng lập: núi rừng, ham muốn, xinh đẹp, học hỏi, cây cỏ. HS viết đoạn văn
a) gánh vác: chỉ sự đảm đương, chịu trách nhiệm
b) Đất nước: chỉ một quốc gia
c) ăn: chỉ cách cư xử
d) sắt đá: chỉ sự cứng rắn
4. Liên kết trong văn bản:
a) Nội dung của các câu văn trong đoạn không cùng nói về một chủ đề. => Nội dung của đoạn văn không rõ ràng, lủng củng, khó hiểu. b) - Câu 1 và câu 2 của đoạn văn thiếu sự liên kết. Nội dung của câu thứ nhất không logic với nội dung của câu thứ hai làm cho câu văn trở nên khó hiểu. - Sửa: Thêm cụm từ “còn đêm nay” vào trước “Giấc ngủ ... - Câu 2 va câu 3 từ “đứa trẻ” dùng không phù hợp. - Sửa: Thay từ “đứa trẻ” bằng từ “con”. c) - Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu. - Một văn bản được coi là liên kết khi nội dung các câu, các đoạn thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. - Liên kết trong văn bản thể hiện ở hai phương diện nội dung và hình thức. - Phương tiện liên kết: Các từ ngữ, câu văn thích hợp. * Luyện tập về liên kết trong văn bản (bài 3/ 13) a. (3)-(2)-(1) b. - Nếu xét 2 câu thì nội dung rời rạc, câu trước nói về mẹ câu sau nói về con - Nhưng đoạn văn còn có câu thứ 3 nối 2 câu trên thành một thể thống nhất làm cho toàn đoạn trở nên liên kết chặt chẽ với nhau:'' Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con....'' -> Do đó khi đặt trong văn bản hai câu văn vẫn liên kết với nhau. HS viết đoạn văn |