BÀI 5: NHỮNG NẺO ĐƯỜNG XỨ SỞ
Thời lượng thực hiện: 12 tiết + 1 tiết đọc mở rộng
(12 tiết: Đọc và thực hành tiếng Việt: 8 tiết. Viết: 3 tiết. Nói và nghe: 1 tiết).
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
- Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của kí.
- Hiểu được công dụng của dấu ngoặc kép (đánh dấu một từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt).
- Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến.
- Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, xứ sở.
II. Năng lực
a. Năng lực riêng biệt
- Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của du kí.
- Hiểu được công dụng của dấu ngoặc kép (đánh dấu một từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt).
- Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến.
b. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, xứ sở.
- Trách nhiệm: Giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án.
- Phiếu học tập
- Tranh ảnh về tác giả, hình ảnh, tư liệu khác.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, vở thực hành ngữ văn, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi....
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. Giới thiệu bài học và tìm hiểu đề từ (5 – 10 phút)
a. Mục tiêu:
Kết nối - tạo tình huống/ vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.
b. Nội dung hoạt động:
- GV phát phiếu, HS điền tên địa danh mình muốn trải nghiệm, khám phá
c. Tổ chức thực hiện hoạt động:
GV phát cho mỗi HS một tờ giấy nhỏ (nhiều màu càng tốt)và yêu cầu:
Em hãy viết ra tờ giấy này tên một địa danh (một vùng quê, một vùng đất, một hòn đảo, hoặc bất cứ một nơi nào) em muốn đến, muốn tìm hiểu, khám phá.
Sau đó, cho các em gấp thành hình máy bay.
GV đếm 1,2,3. Đến số thứ 3 thì tất cả lớp cùng phi chiếc máy bay của mình đến bất cứ chỗ bạn nào mà em muốn nói điều đó, hoặc phi tự do trong lớp.
GV yêu cầu mỗi em nhặt chiếc máy bay gần mình nhất, và đọc tên vùng đất bạn em muốn đến.
GV yêu cầu 5-7 HS được đọc, còn lại, GV sẽ thu lại về đọc sau (không để giấy ra lớp học)
Từ những địa danh HS đọc lên, GV kết nối vào bài học: Thế giới thật rộng lớn nhưng những bước chân của con người lại nhỏ bé. Nhưng con người lại luôn có ước mơ khám phá, tìm hiểu những nẻo đường, những chân trời mới, và không phải ai cũng thực hiện ngay được. Văn học sẽ giúp chúng ta khám phá những chân trời mới, mở rộng tầm nhìn, để mỗi con người được hòa nhập mình với thế giới rộng lớn. Cô hi vọng với các VB ở bài 5, các em sẽ được đến, khám phá những nẻo đường mới mẻ của đất nước, để các em biết rằng đất nước Việt Nam của chúng ta rộng lớn và xinh đẹp như thế nào nhé!
II. Khám phá tri thức ngữ văn ( khoảng 20’)
a. Mục tiêu:
- HS nắm được chủ đề, nội dung của bài học.
- HS nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của du kí.
b. Nội dung hoạt động: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu thể kí, du kí.
- HS trả lời, hoạt động cá nhân
c. Tổ chức thực hiện hoạt động.
HĐ của GV | HĐ của HS và sản phẩm cần đạt |
Bước 1. GV giao nhiệm vụ: HS tự đọc phần giới thiệu bài học. Trình bày cách hiểu của em về phần bài học số 5: Phần giới thiệu bài học có mấy nội dung? Đó là nội dung nào? - Qua phần đọc các VB trong bài, em hiểu được những nẻo đường xứ sở nhằm hướng tới nội dung gì? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ HS thảo luận theo bàn. Trình bày trong nhóm bàn, rồi đứng lên trình bày trước lớp Bước 3. Đánh giá kết quả. Bước 4. Chuẩn kiến thức. Bước 1. GV giao nhiệm vụ yêu cầu HS đọc phần Tri thức đọc hiểu trong SGK trang 104 - Kí là loại tác phẩm văn học chú trọng điều gì? Các tác phẩm kí thường viết để làm gì? - Trong kí, người kể chuyện thường ở ngôi thứ mấy? Người kể chuyện có vai trò gì? - Trình tự kể của các VB kí thường sắp xếp các sự việc theo trình tự nào? - Vậy em đã từng viết một Vb nào thuộc thể kí chưa, hãy chia sẻ .
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ HS đọc thơ, trao đổi để nhận biết những yếu tố cơ bản của thể kí Bước 3. Đánh giá kết quả. Bước 4. Chuẩn kiến thức. GV có thể gợi mở những hình thức quen thuộc của thể kí: như nhật kí | I. Giới thiệu bài học + Nội dung chủ đề gồm các VB viết về những nẻo đường, những xứ sở mới . Từ đó, bài học giúp chúng ta tạo niềm hứng khởi khám phá những nẻo đường xứ sở, tìm hiểu những chân trời mới qua các tác phẩm văn học. - Thể kí văn học: là thể loại chính được học trong bài. Chúng ta sẽ được du ngoạn, khám phá vẻ đẹp của những miền đất mới nhờ vào những trang ghi chép của các tác giả. II. Tìm hiểu chung về kí 1. Kí - Kí là tác phẩm văn học chú trọng ghi chép sự thực. - Trong kí có + kể sự việc, tả người, tả cảnh, cung cấp thông tin và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người viết. + Có những tác phẩm nghiêng về kể sự việc, có những tác phẩm nghiêng về thể hiện cảm xúc; - Ngôi kể thư nhất: với một số thể loại kí, tác giả thường là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến sự việc. - Trình tự kể: theo trình tự thời gian. - Kí có nhiều loại: kí sự, phóng sự, du kí, hồi kí... 2. Du kí - Du kí là thể loại ghi chép vể những chuyến đi tới các vùng đất, các xứ sở nào đó. Người viết kể lại hoặc miêu tả những điều mắt thấy tai nghe trên hành trình của mình.
|