Tuần: 1 , 2 - Tiết: 1- 8 CHỦ ĐỀ 1: KỈ NIỆM TUỔI THƠ
Ngày dạy: 13/9 (Thời lượng: 8 tiết)
- MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ.
- Kiến thức.
- Qua chủ đề học sinh nắm được đặc điểm của truyện kí Việt Nam với ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, cốt truyện tự nhiên đặc sắc. Thấy được thế giới trẻ thơ với những hoàn cảnh khác nhau qua những trang truyện kí “Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ”.
- Vận dụng ngữ liêu các văn bản nắm được chủ đề, tính thống nhất của chủ đề văn bản, biết xây dựng môt đoạn văn có tính thống nhất đồng thời nắm được bố cục của văn bản , cách sắp xếp nội dung trong phần thân bài.
2. Kĩ năng.
- Có kĩ năng vận dụng phương pháp đọc - hiểu các văn bản truyện. Biết cách tóm tắt tác phẩm. Cảm nhận được tâm trạng, tâm lý của nhân vật trong tác phẩm. Vận dụng kĩ năng kết hợp 2 phân môn Văn, Tiếng việt, Tập làm văn.
- Có kĩ năng xác định được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và cách liên kết chủ đề qua việc tìm hiểu phần ngữ liệu.
- Rèn kĩ năng xây dựng bố cục của văn bản. Thấy được sự mẫu mực trong cách xây dựng bố cục của văn bản qua phần đọc hiểu.
3. Thái độ.
- Bồi dưỡng tình cảm gia đình. Hiểu được ý nghĩa của ngày khai trường và niềm hạnh phúc của trẻ thơ được sống trong tình mẫu tử.
- Giáo dục tình yêu thương gia đình, tình mẫu tử.
B. NỘI DUNG TÍCH HỢP.
- Tích hợp nội môn: Biết sử dụng các ngữ liệu phần đọc hiểu cho việc khai thác kiến thức phần Tiếng việt và phần Tập làm văn. Qua việc nắm kiến thức phần Tiếng việt để cảm thụ tác phẩm, nhân vật đảm bảo tính thống nhất, liên kết và mạch lạc.
- Tích hợp kiến thức liên môn: Môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục công dân.
C. NỘI DUNG KIẾN THỨC CHỦ ĐỀ.
Tiết 1- 2: Văn bản:
1. MỤC TIÊU:
* Hoạt động 1:
1.1. Kiến thức:
HS biết: Sơ giản về tác giả Thanh Tịnh.
HS hiểu: Thể loại của tác phẩm.
1.2. Kĩ năng:
HS thực hiện được: Khái quát về tác giả và tác phẩm.
1.3. Thái độ:
Thói quen: Đọc – tìm hiểu chú thích.
Tính cách: Tích cực trong học tập.
* Hoạt động 2:
1.1. Kiến thức:
HS biết: Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
HS hiểu: Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
1.2. Kĩ năng:
HS thực hiện được: Phân tích, tìm hiểu, cảm thụ truyện.
HS thực hiện thành thạo: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
1.3. Thái độ:
Thói quen: Quan tâm, cảm nhận cuộc sống
Tính cách: Nhân ái với bạn bè, yêu mến thầy cô, mái trường.
- Xác định giá trị bản thân: Trân trọng kỷ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Tác giả Thanh Tịnh và truyện ngắn “Tôi đi học”.
- Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thái độ của người lớn.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Giáo án, SGK, đọc và tìm hiểu về Thanh Tịnh và truyện ngắn Tôi đi học.
Tranh minh hoạ về buổi tựu trường (nếu có).
3.2. Học sinh: Vở ghi, SGK, vở bài tập.
Đọc văn bản, trả lời câu hỏi trong VBT.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Lớp 8A1: …………………….Vắng:...............................
Lớp 8A2: …………………….Vắng:...............................
Lớp 8A3……………………. Vắng:...............................
4.2. Kiểm tra miệng:
Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở môn học của học sinh.
4.3. Tiến trình bài học:
Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm về tuổi học trò thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ đặc biệt là cái cảm giác lần đầu tiên đến trường và nhà thơ Thanh Tịnh cũng vậy. Những kỉ niệm miên man ấy vẫn còn mãi với tác giả, còn mãi với thời gian và cái cảm xúc được Thanh Tịnh thể hiện rất êm dịu, ngọt ngào qua văn bản “ Tôi đi học” mà hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG BÀI HỌC |
* Hoạt động 1: (10’) - Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm? - Học sinh trả lời theo SGK/8. Ông có gần 50 năm cầm bút sáng tác. Sự nghiệp văn học của ông đa dạng và phong phú. Nổi bật nhất có thể kể là các tác phẩm: Quê mẹ, Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn), Đi từ giữa mùa sen (truyện thơ).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, chú ý các chú thích 2,6,7. - Giọng chậm, bồi hồi, chú ý những câu đối thoại giữa hai mẹ con. - Văn bản này nói về nội dung gì? - Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi đầu đi học. * Hoạt động 2: (70’) - Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Trình tự? - Ngôi I (tôi), trình tự thời gian, không gian. - Những điều gì đã khơi dậy kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “tôi”?
- Vì sao khi đó những kỷ niệm xưa lại sống dậy trong lòng tôi? - Vì tôi đã thấy chính hình ảnh mình qua hình ảnh những đứa trẻ. Khung cảnh hiện tại đã đánh thức kỷ niệm của quá khứ. - Tâm trạng và cảm giác của “tôi” khi cùng mẹ đi đến trường được diễn tả ntn? Được thể hiện qua từ ngữ câu nào? - Tâm trạng náo nức, tưng bừng, rộn ràng. Thể hiện qua các từ láy: náo nức, tưng bừng, rộn rã, mơn man, “như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”, “tôi quên thế nào được”. - Nghệ thuật? - So sánh, miêu tả. - Buổi sáng ngày đầu tiên tới trường được tác giả nhớ lại cụ thể như thế nào? - Buổi sáng đầy sương thu và gió lạnh, trên con đường dài và hẹp, tôi mặc chiếc áo vải dù đen dài, tay ôm hai quyển sách. - Trên đường đến trường, nhân vật “tôi” cảm nhận được điều gì thay đổi? Tâm trạng ntn trước sự thay đổi đó? - Con đường, mặc quần áo mà thấy “trang trọng và đứng đắn”, không còn đi ra đồng thả diều, nô đùa như thằng Sơn nữa. Điều quan trọng nhất là tôi đã nhận ra được chính sự thay đổi của bản thân “Hôm nay tôi đi học”. - Đứng trước sân trường Mĩ Lí, “tôi” thấy gì và cảm giác như thế nào? - Sân trường “dày đặc cả người”, ai cũng quần áo sạch sẽ, gương mặt “vui tươi, sáng sủa” => Ngỡ ngàng, ngạc nhiên, lo sợ, thèm vụng và ước ao. - Khi nghe ông đốc gọi tên mình, tâm trạng của “tôi” ntn? - Hồi hộp, căng thẳng, lúng túng, sợ sệt.
- Khi vào lớp “tôi” đã dùng các giác quan nào để khám phá? - Khứu giác, thị giác, xúc giác, thính giác. - “Tôi” đón nhận sự việc trọng đại này bằng thái độ như thế nào? - Tự tin, quyến luyến tự nhiên. - Nhân vật tôi đã nhớ lại những kỷ niệm nào của buổi tựu trường đầu tiên?
- Nhân vật tôi đã cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đi học? - Phụ huynh chuẩn bị chu đáo, trân trọng dự lễ, lo lắng, hồi hộp cùng các em. - Ông đốc từ tốn, bao dung. - Thầy giáo trẻ: Vui tính, đầy tình yêu thương. - Qua những hình ảnh đó gợi cảm nhận gì trong tâm hồn trẻ thơ? - Nhận ra trách nhiệm, sự quan tâm của mọi người với tương lai của mình => Môi trường giáo dục thân thiện, tốt đẹp. - Em nhớ lại ngày đầu tiên đi học, em được ai quan tâm đến mình? Điều đó đã để lại suy nghĩ gì trong lòng em? - HS tự trả lời, GV cùng nhận xét. (GV liên hệ giáo dục KNS cho HS) - Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Trình tự? - Ngôi I (tôi). - Thời gian: hiện tại nhớ về quá khứ. - Không gian: trên đường => trường => vào lớp. - Tìm và phân tích những hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn? - “Tôi quên … như mấy cành hoa…” - “Ý nghĩ ấy thoáng qua … như một làn mây…” - “Họ như con chim con …” * Tác dụng? => Giàu hình ảnh, gợi cảm gắn với thiên nhiên trong sáng, trữ tình. => Diễn tả sâu sắc tình cảm, tâm trạng của nhân vật tôi => Tăng chất trữ tình, man mác của truyện ngắn. - Ngoài miêu tả, tác giả kết hợp các phương thức nào làm nên nét đặc sắc của truyện ngắn? - Kết hợp kể, tả, bộc lộ cảm xúc, tâm trạng. - Sức cuốn hút của tác phẩm, theo em được tạo nên từ đâu? - HS trình bày theo cảm nhận cá nhân. - Tình huống truyện. - Tình cảm con người ấm áp, trìu mến. - Hình ảnh thiên nhiên tươi sáng, so sánh gợi cảm.) - Kết thúc truyện với: “Tôi đi học” có ý nghĩa gì? - Kết thúc tự nhiên, bất ngờ, khép lại truyện mở ra những điều mới mẻ. - GV tổng kết, gọi HS đọc ghi nhớ (SGK/9). Gọi HS đọc câu hỏi 1,2 (Thảo luận bàn). - GV chia làm hai dãy, thảo luận hai câu hỏi. (Chú ý dòng cảm xúc ở mỗi thời điểm, kết hợp yếu tố trữ tình, miêu tả, tự sự.) - HS trình bày, GV cùng nhận xét. (GV liên hệ giáo dục HS) ? Hãy phát biểu ngắn gọn cảm nghĩ của em về dòng cảm nhận của “tôi “ qua truyện ngắn “Tôi đi học “ ? ? Em hãy ghi lại ấn tượng của mình trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên ? - GV hướng dẫn HS làm bài tập. | I. Đọc – Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Thanh Tịnh: (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh, là nhà giáo viết văn, viết báo. Quê ở Thừa Thiên - Huế. - Truyện ngắn in trong tập Quê mẹ (1941). 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: - In trong tập “Quê mẹ” (1941) - Là VB nhật dụng có giá trị biểu cảm cao. b. Bố cục: Theo dòng hồi tưởng của nhân vật. - Đoạn 1: Từ đầu-> tưng bừng rộn rã: Khơi nguồn cảm xúc. - Đoạn 2: Còn lại: Cảm xúc của nhân vật “tôi” về buổi tựu trường đầu tiên. 3. Đọc - chú thích:
II. Phân tích văn bản : 1. Khơi nguồn cảm xúc của nhân vật “tôi”. - Thời gian: Cuối thu (khai giảng). - Cảnh thiên nhiên: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc.
- Cảnh con người: Mấy em nhỏ rụt rè cùng mẹ đến trường. à Tâm trạng: Náo nức, mơn man, tưng bừng rộn rã.
2. Cảm xúc của “Tôi” về buổi tựu tường đầu tiên.
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn. - Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức, muốn khẳng định mình khi xin mẹ cầm thước, bút.
b. Khi đến trường:
- Lo sợ vẩn vơ. - Bỡ ngỡ, ước ao thầm vụng. - Chơ vơ, vụng về, lúng túng.
c. Khi nghe ông Đốc gọi tên và rời tay mẹ vào lớp: - Lúng túng càng lúng túng hơn. - Bất giác bật khóc. d. Khi ngồi vào chỗ của mình đón nhận tiết học đầu tiên: - Cảm giác lạm nhận. - Kết thúc tự nhiên, bất ngờ -> Thể hiện chủ đề của truyện. 2. Thái độ, tình cảm của người lớn. - Phụ huynh: Chăm lo ân cần, nhẫn nại, động viên..... - Ông Đốc: Nhân hậu thương yêu và bao dung. - Thầy giáo trẻ: Vui tính, đầy tình yêu thương. à Quan tâm, có trách nhiệm đối với việc học của trẻ em.
III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Tự truyện theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi. - Trình tự thời gian, không gian. - Hình ảnh so sánh giàu sức gợi cảm. - Kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ cảm xúc, tâm trạng. - Tình huống truyện hấp dẫn. - Kết thúc tự nhiên, bất ngờ.
2. Ý nghĩa văn bản: Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
* Ghi nhớ (SGK/9)
III. Luyện tập:
|