Tiết 1 : Văn bản: TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC , KỸ NĂNG:
1. Kiến thức: Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích "Tôi đi học". Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản qua ngòi bút Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng: Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. Trình bày suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống.
3. Thái độ: HS bồi dưỡng tình cảm yêu mến, trân trọng kỷ niệm tuổi học trò về ngày đầu tiên đi học. Giáo dục tình cảm đối với thầy cô giáo và yêu thích mái trường, kỹ năng sống (nhận thức, đặt mục tiêu, tư duy sáng tạo)
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - SGK, SGV và một số tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Soạn bài
IV. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: Nêu vấn đề, bình giảng, kĩ thuật động não.
V. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách,vở học sinh (3 phút)
3. Bài mới: (31 phút)
Giới thiệu bài mới: (1 phút)
“Tôi đi học” là truyện ngắn của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập “Quê mẹ” và được xuất bản năm 1941. Đây là truyện ngắn thể hiện đầy đủ phong cách sáng tác của tác giả: đậm chất trữ tình, đằm thắm, êm dịu, trong trẻo và tràn đầy chất thơ.
Hoạt động của gv và hs | kiến thức |
GV hướng dẫn: Đọc chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu; chú ý lời của người mẹ, ông đốc. - GV đọc mẫu, gọi học sinh đọc tiếp. - Nhận xét bạn đọc. GV gọi HS đọc phần chú thích (*) trong SGK. ? Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả Thanh Tịnh? ? Nêu xuất xứ của tác phẩm? GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ: ông đốc, lạm nhận. ? Có những nhân vật nào được kể lại trong truyện ngắn này? Ai là nhân vật trung tâm? Vì sao? ? Kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường được kể theo trình tự thời gian, không gian như thế nào? ? Tương ứng với trình tự ấy là những đoạn nào của văn bản? ? Đoạn nào gợi cảm xúc thân thuộc nhất trong em? Vì sao? GV hướng dẫn HS theo dõi phần đầu văn bản. ? Kỉ niệm ngày đầu đến trường của nhân vật Tôi gắn với thời gian, không gian cụ thể nào? ? Vì sao thời gian và không gian ấy trở thành kỉ niệm trong tâm trí tác giả? ? Chi tiết: Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng thả diều như thắng Sơn nữa có ý nghĩa gì? ? Có thể hiểu gì về nhân vật tôi qua chi tiết ghì thật chặt hai quyển vở mới trên tay và muốn thử sức mình tự cầm bút thước? ? Trong những cảm nhận mới mẻ trên con đường làng tới trường, nhân vật tôi đã bộc lộ đức tính gì của mình? ? Phân tích ý nghĩa và biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn: “ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi? - GV cho HS thảo luận nhóm. GV hướng dẫn HS đọc phần 2 của văn bản. ? Cảnh trước sân trường làng Mỹ Lí lưu lại trong tâm trí tác giả có gì nổi bật? ? Trước cảnh tượng ấy, tâm trạng, cảm giác của nhân vật Tôi như thế nào? ? Tâm trạng ấy được tác giả diễn tả bằng hình ảnh so sánh nào? - HS tìm chi tiết. ? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh so sánh đó? ? Khi hồi trống trường vang lên và khi nghe gọi đến tên mình, tâm trạng chú bé như thế nào? ? Vì sao khi sắp hàng đợi vào lớp nhân vật tôi lại cảm thấy “ Trong ... lần này”? GV gọi HS đọc phần cuối văn bản ? Cảm nhận của nhân vật tôi khi vào lớp như thế nào? - HS tìm chi tiết. ? Tại sao nhân vật tôi lại có cảm nhận như vậy? ? Hãy đọc đoạn “ Một con... đánh vần đọc”. Chi tiết ấy có ý nghĩa gì? ? Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn dành cho các em bé lần đầu đi học? ? Theo em, nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện là gì? ? Theo em, sức cuốn hút của truyện được tạo nên từ đâu? GV gọi HS đọc ghi nhớ. HS đọc. | I. Đọc và tìm hiểu chung: (15 phút) 1. Đọc: 2. Chú thích: a. Tác giả: - Thanh Tịnh (1911-1988), quê ở Huế, từng dạy học, viết báo và làm văn. - Sáng tác của ông đầm thắm và đầy chất thơ. b. Tác phẩm: - In trong tập “Quê mẹ”, xuất bản năm 1941. c. Từ khó: 3. Bố cục: - Tôi, mẹ , ông đốc, những cậu học trò. - Nhân vật trung tâm: Tôi. -> được kể lại nhiều lần, mọi sự việc đều được kể từ cảm nhận của nhân vật tôi. + Cảm nhận của nhân vật Tôi trên đường tới trường. + Cảm nhận của nhân vật Tôi ở sân trường. + Cảm nhận của nhân vật Tôi trong lớp học. II.Đọc- tìm hiểu chi tiết(15 phút) 1. Cảm nhận của nhân vật “tôi” trên đường tới trường: - Thời gian: buổi sáng cuối thu. - Không gian: trên con đường dài và hẹp. - Đó là nơi quen thuộc, gần gũi, gắn liền với tuổi thơ tác giả; gắn liền với kỉ niệm lần đầu cắp sách đến trường. - Dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thức. - Muốn khẳng định mình. - Giàu cảm xúc, yêu học, yêu bạn bè, yêu mái trường và yêu quê hương. - Nghệ thuật so sánh. -> Kỉ niệm đẹp, đề cao việc học của con người... 2. Cảm nhận của nhân vật Tôi khi ở sân trường: - Rất đông người. - Người nào cũng đẹp. - Cảm giác mới mẻ. - Bỡ ngỡ, ngập ngừng, e sợ. + Cảm xúc trang nghiêm về mái trường. + Tâm trạng hồi hộp, lo sợ. - Mang ý nghĩa tượng trưng, giàu sức gợi. -> Miêu tả sinh động hình ảnh và tâm trạng của các em nhỏ lần đầu đến trường. - Chú bé cảm thấy mình chơ vơ, vụng về, giật mình và lúng túng. - Hồi hộp, lo lắng, sợ sệt -> khóc. - Khóc vì lo sợ, vì phải xa người thân. - Yêu mẹ. - Bắt đầu bước vào một thế giới của riêng mình, không còn có mẹ bên cạnh. -> sự tinh tế trong việc miêu tả tâm lí trẻ thơ. 3. Cảm nhận của nhân vật tôi trong lớp học: - Cảm nhận mới mẻ của cậu bé lần đầu được vào lớp học. - Bắt đầu ý thức những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình. -> ý thức được những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình. - Hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi. - Sự ngộ nghĩnh đáng yêu của chú bé lần đầu đến trường. - Mọi người đã dành những tình cảm đẹp đẽ nhất cho trẻ thơ. - Tất cả vì tương lai con trẻ. III. Tổng kết: (10 phút) - Bố cục độc đáo. - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu sức gợi, mang ý nghĩa tượng trưng. - Kết hợp hài hoà giữa kể, tả và bộc lộ cảm xúc. - Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật. - Tình huống truyện. IV. Ghi nhớ: (SGK) |