Ngày soạn: 04/9/2020
Ngày dạy : 09/9 /2020
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Tiết 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học. Nêu được ví dụ về
chuyển động cơ học.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ học.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi đơn giản.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, nghiêm túc, hợp tác trong học tập.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV
- Thiết bị dạy học: SGK, giáo án, tranh hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK.
- Thiết bị thí nghiệm.
2. Chuẩn bị của HS
- Kiến thức, bài tập: Đọc trước bài 1: Chuyển động cơ học.
- Đồ dùng học tập: Bút, thước kẻ, SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (Không)
2. Bài mới
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Ghi bảng | |
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (3’) | |||
-Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Như vậy có phải M.Trời chuyển động còn T.Đất đứng yên không? ? GV: Có thể nhấn mạnh, như trong cuộc sống ta thường nói một vật là đang CĐ hay đang đứng yên. Vậy theo em dựa vào căn cứ nào để nói vật đó chuyển động hay đứng yên. Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài | - HS nghe giới thiệu của GV và đọc SGK (trang 3)
- GV, HS ghi đầu bài |
CHƯƠNG I: CƠ HỌC Tiết 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
| |
Hoạt động 2: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên (15’) | |||
- GV yêu cầu HS nêu 2 ví dụ về vật chuyển động và đứng yên trong thực tế? - GV: Tại sao nói vật đó chuyển động? - GV yêu cầu HS thảo luận C1: So sánh vị trí của ô tô, thuyền, đám mây với một vật nào đó đứng yên bên đường, bên bờ sông. - GV nhận xét câu trả lời và lấy VD: Bạn đang ngồi trên xe ô tô và ô tô đang đi, cô nói bạn đang chuyển động, cột mốc bên đường đứng yên có đúng không? - GV nhận xét và đưa ra 1 cách xác định khoa học nhất: Để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc (vật mốc). Giảng cho HS vật mốc là vật như thế nào: Có thể là bất kỳ vật nào. Thông thường ta chọn Trái Đất và những vật gắn với Trái Đất (nhà cửa, cây cối, cột cây số…) - GV đưa ra khái niệm về chuyển động cơ học: Khi vị trí của một vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc, gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt chuyển động ). - Y/c HS hoàn thành C2, C3 - 1 HS trả lời - 1 HS lấy ví dụ về chuyển động và đứng yên đồng thời chỉ rõ vật được chọn làm mốc. - GV nhận xét, chốt câu trả lời: Khi vị trí của vật không thay đổi so với vật mốc thì coi là đứng yên. ? GV: Cây trồng bên đường là đứng yên hay chuyển động? Nếu là đứng yên thì đúng hoàn toàn không? - GV nhận xét, chuyển sang phần II | - HS nêu ví dụ .
- Giải thích.
- HS hoạt động nhóm (2’) - Đại diện nhóm nêu:
- HS suy nghĩ trả lời
- HS tiếp thu ghi nhớ kiến thức.
- HS ghi nhận kiến thức
- HS thảo luận C2, cá nhân làm C3
- HS: Ghi bài
- HS trả lời
| I. Làm thế nào để biết vật chuyển động hay đứng yên?
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác ( Vật mốc ) gọi là chuyển động cơ học gọi tắt ( chuyển động ).
- Khi vị trí của vật không thay đổi so với vật mốc thì coi là đứng yên.
|