* Kế hoạch bài dạy bài “Đo chiều dài” – Môn KHTN lớp 6
KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐO CHIỀU DÀI (Thời lượng: 2 tiết)
Yêu cầu cần đạt: - Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng - Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài. - Dùng thước để chỉ ra một số thao tác sai khi đo chiều dài và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó. - Đo được chiều dài các vật bằng thước (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số). - Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo; ước lượng được chiều dài trong một số trường hợp đơn giản. I. MỤC TIÊU 1. Năng lực 1.1. Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên + Vận dụng kiến thức HS đã học ở tiểu học về việc ước lượng chiều dài một vật, từ đó, HS nhận ra điểm sai, đưa ra được nhận định rằng giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng. + Trình bày được cách đo, + Xác định được đơn vị đo + Xác định được dụng cụ thường dùng để đo chiều dài. + Nhận biết được một số thao tác sai khi đo chiều dài và chỉnh sửa được các thao tác sai đó. - Tìm hiểu tự nhiên + Thực hiện được việc đo chiều dài các vật bằng thước. + Biết được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo; ước lượng được chiều dài trong một số trường hợp đơn giản. 1.2. Năng lực hợp tác – Giao tiếp: Hỗ trợ bạn cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao 2. Phẩm chất: Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình đo chiều dài của một vật, trung thực trong việc đọc số liệu đo. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Thước thẳng, thước dây, thước cuộn, thước kẹp. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Hoạt động 1: Mở đầu (Khoảng 10 phút) 1.1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức HS đã học ở tiểu học về việc ước lượng chiều dài một vật, từ đó, HS nhận ra điểm sai, đưa ra được nhận định rằng giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng. 1.2. Nội dung: HS được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ sau: Em hãy ước lượng độ dài của cây bút em đang dùng, quyển sách Khoa học tự nhiên 6, bàn học em đang ngồi. 1.3. Sản phẩm: Dự kiến câu trả lời của HS về độ dài của cây bút HS đang dùng, quyển sách Khoa học tự nhiên 6, bàn học HS đang ngồi. 1.4. Tổ chức thực hiện a) GV giao nhiệm vụ: GV phổ biến nhiệm vụ như trong mục nội dung cho HS, yêu cầu từng cá nhân thực hiện nhiệm vụ. b) Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ và ghi lại kết quả vào giấy nháp. c) Báo cáo, thảo luận: GV gọi 3 HS bất kì đứng tại chỗ trình bày đáp án về độ dài của 3 vật. Sau đó gọi 3 HS khác đứng tại chỗ nhận xét, bổ sung. d) Kết luận + GV nhận xét về câu trả lời của HS và đưa ra kết luận: GV tiến hành đo chiều dài của các vật và so sánh với đáp án mà HS đã dự đoán. Từ đó, có thể thấy, giác quan có thể cảm nhận sai chiều dài của các vật. GV yêu cầu HS lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng. + GV nêu vấn đề: Làm cách nào để đo chính xác chiều dài của các vật? 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo chiều dài (Khoảng 30 phút) 2.1. Mục tiêu + Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài. + Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo; ước lượng được chiều dài trong một số trường hợp đơn giản. 2.2. Nội dung HS được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo nhóm để tìm hiểu về cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ sau: 1) Hãy điền tên phía dưới các dụng cụ đo chiều dài trong hình. 2) Hãy điền khuyết các thông tin trong cột Kí hiệu và Đổi ra mét về các đơn vị đo chiều dài. 3) Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất là gì? 4) Em hãy nhớ lại cách mà GV đã thực hiện đo cây bút em đang dùng, quyển sách Khoa học tự nhiên 6, bàn học em đang ngồi. Từ đó, hãy cho biết cách đo chiều dài của một vật bằng thước. 2.3. Sản phẩm Kết quả tìm hiểu nội dung kiến thức về các đơn vị đo và một số dụng cụ đo chiều dài:
2) Đơn vị đo chiều dài là mét (metre), kí hiệu là m. Ngoài mét, người ta còn dùng những đơn vị đo chiều dài lớn hơn mét và nhỏ hơn mét: Đơn vị Kí hiệu Đổi ra mét Kilômét (kilometre) km 1000 m Mét (metre) m 1 m Đềximét (decimetre) dm 0,1 m Centimét (centimetre) cm 0,01 m Milimét (milimetre) mm 0,001 m 3) Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. 4) Cách đo chiều dài của một vật bằng thước: - Trước khi đo chiều dài một vật, cần ước lượng chiều dài của vật để chọn thước đo có độ chia nhỏ nhất và có giới hạn đo phù hợp. - Khi đo, đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo của vật, sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước. - Khi đọc kết quả đo, cần đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật. Kết quả đo được ghi theo vạch ở thước gần nhất với đầu còn lại của vật. 2.4. Tổ chức thực hiện a) GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm gồm 4 HS như mục nội dung; Ghi kết quả vào giấy nháp. b) Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi lại kết quả vào giấy nháp. GV quan sát, hỗ trợ nhóm khi các nhóm gặp khó khăn. c) Báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu 4 nhóm bất kì lên trình bày đáp án của 4 câu hỏi (có thể sử dụng kỹ thuật quân bài để tăng thêm hứng thú). Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến. d) Kết luận: GV nhận xét phần trình bày của HS và yêu cầu HS ghi lại cách đo chiều dài, các đơn vị đo chiều dài và định nghĩa giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất vào vở cá nhân. 3. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành đo chiều dài (Khoảng 40 phút) 3.1. Mục tiêu: + Nhận ra được một số thao tác sai khi đo chiều dài và chỉnh sửa được các thao tác sai đó. + Đo được chiều dài các vật bằng thước. 3.2. Nội dung: HS được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo nhóm để tìm hiểu cách sử dụng thước để đo chiều dài thông qua việc trả lời các câu hỏi sau: 1) Để đo chiều dài bàn học, em chọn thước đo nào trong số các thước đo nêu trên? Giải thích cách chọn của em. 2) Quan sát hình sau và cho biết cách đặt mắt như trong hình a) và b) để đọc kết quả đo chiều dài cây bút là đúng hay sai? Nếu sai thì nên điều chỉnh hướng nhìn như thế nào để đọc đúng kết quả chiều dài cây bút? 3) Hãy đo chiều dài của bàn học và chiều dài của quyển sách Khoa học tự nhiên 6 của em. Sau đó, điền kết quả theo mẫu trong bảng sau: Vật cần đo Chiều dài ước lượng (cm) Chọn dụng cụ đo chiều dài Kết quả đo (cm) Tên dụng cụ đo GHĐ ĐCNN Lần 1: l1 Lần 2: l2 Lần 3: l3 Chiều dài bàn học của em
Chiều dài của quyển sách
4) Ngoài các đơn vị đo kể trên, còn đơn vị đo nào nữa mà em biết. Để đo các khoảng cách rất lớn (như khoảng cách giữa các vì sao) hoặc khoảng cách rất bé (như kích thước vi khuẩn) thì người ta thường dùng đơn vị nào? 3.3. Sản phẩm: Kết quả trình bày ở của các nhóm. 1) Để đo chiều dài bàn học, em chọn thước cuộn hoặc thước dây sẽ thuận tiện hơn. 2) Cách đặt mắt như trong hình a) và b) là sai. Khi đọc kết quả đo, cần đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật. 3) Kết quả đo chiều dài của bàn học và chiều dài của quyển sách Khoa học tự nhiên 6 của các nhóm. 4) GV giới thiệu một số đơn vị đo khác cho HS: - Ở nước Anh và một số nước trên thế giới, người ta dùng đơn vị đo chiều dài là inch và dặm (mile): 1 inch = 2,54 cm và 1 mile = 1609 m - Để đo khoảng cách lớn trong vũ trụ, người ta dùng đơn vị là năm ánh sáng. Một năm ánh sáng xấp xỉ 9461 tỉ kilômét. - Để đo kích thước của các vật rất nhỏ, người ta thường dùng đơn vị micrômét (μm), nanômét (nm), Angstrom (Å): 1 μm = 0,000 001 m; 1 nm = 0,000 000 001 m; 1 Å = 0,000 000 000 0001 m. 3.4. Tổ chức thực hiện a) GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm gồm 4 HS như ở mục nội dung và ghi kết quả vào bảng phụ. b) Thực hiện nhiệm vụ: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ và ghi kết quả vào bảng phụ. c) Báo cáo, thảo luận: GV lần lượt chọn 4 nhóm trình bày kết quả (mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi). Các HS còn lại quan sát, nhận xét và bổ sung. d) Kết luận: GV nhận xét quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả đo chiều dài các vật của HS. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (Khoảng 10 phút) 4.1. Mục tiêu: Đo được chiều dài các vật bằng thước. 4.2. Nội dung: HS được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ sau: 1) Hãy ước lượng chiều dài lớp học, lựa chọn thước đo phù hợp để đo chiều dài lớp học rồi so sánh kết quả đo được với chiều dài ước lượng ban đầu của em. 2) Hãy tìm cách đơn giản có thể đo gần đúng chiều dài quãng đường từ cổng trường vào lớp học của em. 4.3. Sản phẩm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. 4.4. Tổ chức thực hiện a) GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS ghi bài tập như mục nội dung vào vở. b) Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc độc lập ở nhà. c) Báo cáo, thảo luận: Vào đầu tiết học sau, GV chọn một số HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ, HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). d) Kết luận: GV nhận xét phần trình bày của HS: GV xác nhận kết quả bài làm và cho điểm. |