ĐỀ 1. Dù viết về cái gì, văn chương chân chính cũng hướng về con người. Viết về cái xấu để cảnh tỉnh con người, để báo động giúp con người sống với bản lĩnh tốt đẹp của mình. Viết về cái tốt để con người tự tin ở mình và đó chính là hành trang cần có ở con người trong cuộc hành trình tới tương lai.”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
a. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề:- Văn học là bức tranh về đời sống xã hội và con người. Văn học viết ra để phục vụ con người.
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận
b. Thân bài:
* Giải thích- Thế nào là văn chương chân chính?
Văn chương chân chính là văn chương gần gũi, chuyên chú ở con người, phục vụ đời sống, có ích cho con người.
- Vì sao viết cái xấu, cái tốt đều nhằm hướng về con người…?
Văn chương là tấm gương phản chiếu hiện thực của cuộc sống nên nó phản ánh cả những điều xấu và điều tốt của hiện thực.
+ Viết về cái xấu với mục đích cảnh tỉnh, giúp con người nhận ra cái đúng – sai, tốt – xấu… để cải tạo con người.
+ Viết về cái tốt nhằm để ngợi ca, động viên khích lệ,…con người.
-> Đó là chức năng cao đẹp của văn chương.
* Chứng minh qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
+ Viết về cái gì thì thứ văn chương chân chính cũng hướng về con người.
- “Ánh trăng” của Nguyễn Duy mượn cảm hứng đề tài truyền thống của thơ ca từ cổ chí kim là vầng trăng. Bài thơ không chỉ thể hiện cảm xúc về vầng trăng đẹp mà qua đó còn hướng người đọc đến bài học nhân sinh.
+ Viết về cái xấu để cảnh tỉnh con người, để báo động giúp con người sống với bản chất tốt đẹp của mình.
- “Ánh trăng” viết về sự đổi thay bội bạc của con người với quá khứ. Quá khứ đó là sự gắn bó nghĩa tình với thiên nhiên, nhân dân, đất nước trong những năm tháng gian lao của chiến tranh.
Từ nhỏ đến lúc trưởng thành, trong khó khăn gian khổ con người gắn bó với ánh trăng như tri kỉ, tri âm. Vậy mà khi hoà bình với đầy đủ tiện nghi ở thành phố, con người đã vô tình quên lãng vầng trăng, thay đổi tới mức coi người tri kỉ như người dưng xa lạ, lãng quên quá khứ, quay lưng lại với nhân dân với những người đã đùm bọc sẻ chia trong những năm chiến tranh gian khổ. Đó là cái xấu đáng lên án của con người.
+ Viết về cái tốt để con người tự tin ở mình, đó chính là hành trang để con người hướng tới tương lai.
- Bản tính tốt đẹp của nhân vật trong tác phẩm là dám nhìn thẳng vào sự thật, thấy cái xấu của mình để sửa chữa và sống tốt hơn.
- Người chiến sĩ trong “Ánh trăng” đã ân hận “rưng rưng”, “giật mình” bởi thái độ sống bạc nghĩa vừa qua của mình. Đó là giọt nước mắt hướng thiện.
c. Kết bài: Khẳng định vấn đề nghị luận.
Văn chương và đời sống có quan hệ mật thiết với nhau. Vì thế văn chương dù viết cái xấu hay cái tốt đều hướng về con người và nâng đỡ tâm hồn con người. Đó là hành trang cần có ở con người trong cuộc hành trình tới tương lai.
ĐỀ 2. Bàn về khả năng tác động của tác phẩm văn học đến tâm hồn con người, nhà văn Nguyễn Đình Thi cho rằng :
Mỗi tác phẩm như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi...
( Tiếng nói văn nghệ ,SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên ?
Từ bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hãy phân tích và làm sáng rõ ánh sáng riêng. Triển khai các vấn đề nghị luận.
* Giải thích ý kiến :- Soi rọi vào tâm hồn : làm bừng sáng, thức tỉnh những điều lương thiện, những điều tốt đẹp trong tâm hồn người đọc.
- Ánh sáng riêng : là những điều tốt đẹp nhất ( những điều chân- thiện- mĩ) được gửi gắm qua mỗi tác phẩm...
- Không bao giờ nhòa đi : không phai nhạt, không thể mất đi, nó được khắc sâu và trở thành ánh sáng của tâm hồn.
=> Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đã khẳng định sự tác động mạnh mẽ của tác phẩm văn học : thức tỉnh tâm hồn con người, hướng con người tới những điều tốt đẹp nhất.
- Khái quát về tác phẩm :
+ Hoàn cảnh ra đời : Khi chiến tranh kết thúc, người lính (Nguyễn Duy) trở về với cuộc sống đời thường.
+ Đề tài : Bài thơ khai thác đề tài về đời sống nội tâm của người lính trong thời bình, giữa cuộc sống đời thường.
+ Hai hình tượng nghệ thuật trung tâm là ánh trăng và người lính đã góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm : lối sống thủy chung tình nghĩa, không thờ ơ, bạc bẽo với quá khứ, biết trân trọng quá khứ.
* Phân tích làm rõ vấn đề qua bài thơ Ánh trăng
- Ánh sáng riêng từ bài thơ :
+ Hình ảnh vầng trăng gắn với những kỷ niệm tuổi thơ, gắn với kỷ niệm một thời lính chiến của nhà thơ đã đánh thức những kỷ niệm và kí ức trong lòng mỗi người, đánh thức những cảm xúc trong trẻo, đẹp đẽ nhất trong mỗi chúng ta về thời quá khứ...
( HS phân tích hình ảnh vầng trăng trong hai khổ thơ đầu)
+ Những tâm sự mà Nguyễn Duy gửi gắm qua bài thơ đã thức tỉnh trong lòng người đọc nhiều điều thấm thía :
* Giữa bộn bề lo toan của cuộc sống đời thường, giữa những vội vã gấp gáp của nhịp sống hiện đại, con người vẫn nên có những khoảnh khắc sống chậm đề nhìn lại quá khứ.
* Không được thờ ơ, phũ phàng với quá khứ. Sống hôm nay nhưng không thể hoàn toàn xóa sạch kí ức của ngày hôm qua...luôn thủy chung, giữ trọn vẹn nghĩa tình với quá khứ, trân trọng những điều thiêng liêng đẹp đẽ trong quá khứ...( HS phân tích khổ 3,4,5,6)
* Dám dũng cảm đối diện với chính bản thân mình, đối diện với lương tâm đẻ nhìn rõ sai lầm. Khoảnh khắc lương tâm thức tỉnh là khi sự thánh thiện, lối sống tình nghĩa, thủy chung được thức tinhrtrong tâm hồn ; sự vô tình vô nghĩa, thái độ sống thờ ơ vô cảm, thậm chí là sự vô ơn, bạc bẽo bị đẩy lùi ( HS phân tích cái giật mình của nhà thơ ở câu thơ cuối)
- Liên hệ : gắn vấn đề Nguyễn Duy đặt ra trong bài thơ vào cuộc sống đương thời và liên hệ bản thân :
+ trong cuộc sống hiện đại, nhịp sống vội vàng, gấp gáp, nhiều lo toan, bộn bề...đôi khi
Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần