GIÁO ÁN DẠY CHIỂU NGỮ VĂN 7 KNTT NGỮ LIỆU NGOÀI CT
Tuần 1-2: Thực hành đọc hiểu truyện ngắn
A. KIẾN THỨC CHUNG VỀ TRUYỆN NGẮN
1. Đề tài và chi tiết
a. Đề tài
*Khái niệm: Đề tài là phạm vi đời sống được phản ánh, thể hiện trực tiếp trong tác phẩm văn học.
*Cách phân loại đề tài:
- Dựa vào phạm vi hiện thực được miêu tả: đề tài lịch sử, đề tài chiến tranh, đề tài gia đình,…
- Dựa vào loại nhân vật trung tâm của tác phẩm: đề tài trẻ em, đề tài người nông dân, đề tài người lính,…
*Một tác phẩm có thể đề cập nhiều đề tài, trong đó có một đề tài chính.
*Ví dụ: Đề tài của truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) là đề tài gia đình (xét theo phạm vi hiện thực được miêu tả) và là đề tài trẻ em (xét theo nhân vật trung tâm của truyện).
b. Chi tiết
*Khái niệm: Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng (thiên nhiên, con người, sự kiện) nhưng có tầm ảnh hưởng quan trọng đặc biệt trong việc đem lại sự sinh động, lôi cuốn cho tác phẩm văn học.
2. Tính cách nhân vật
- Tính cách nhân vật là những đặc điểm riêng tương đối ổn định của nhân vật, được bộc lộ qua mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ; qua các mối quan hệ, qua lời kể và suy nghĩ của nhân vật khác.
3. Truyện ngắn
*Truyện ngắn là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự việc phức tạp... Chi tiết và lời văn trong truyện ngắn rất cô đọng.
dạng.
*Đặc điểm chung:
- Tính cách nhân vật: Thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, suy nghĩ của nhân vật, qua nhận xét của người kể chuyện và mối quan hệ với các nhân vật khác.
- Bối cảnh :
+ Bối cảnh lịch sử: Hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử.
+ Bối cảnh riêng: Thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện.
- Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể:
- Ngôi kể:
+ Ngôi thứ nhất: Xưng tôi.
+ Ngôi thứ ba: Người kể giấu mặt.
- Thay đổi ngôi kể: Để nội dung kể phong phú hơn, cách kể linh hoạt hơn.
Ví dụ: Đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" trích tiểu thuyết "Đất rừng phương Nam" của Đoàn Giỏi.
Phần đầu được tác giả kể theo lời cậu bé An (ngôi thứ nhất, xưng tôi) để kể lại những gì cậu bé đã chứng kiến khi gặp chú Võ Tòng ở căn lều giữa rừng U Minh. Nhưng khi muốn kể về cuộc đời truân chuyên của Võ Tòng thì tác giả không thể kể theo lời kể của bé An mà chuyển sang ngôi kể thứ 3. Phần cuối đoạn trích lại về ngôi kể thứ nhất.
4. Yêu cầu đọc hiểu truyện ngắn
a. Đọc hiểu nội dung:
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản.
- Nhận biết được đề tài, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Nhận biết được tính cách của các nhân vật qua hành động, lời thoại,…của nhân vật và lời của người kể chuyện.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
b. Đọc hiểu hình thức:
- Nhận biết được các yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, từ ngữ địa phương, đặc sắc ngôn ngữ vùng miền…)
- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học.
Văn bản 1
BẦU TRỜI CỦA NGƯỜI CHA
(Nguyễn Quang Thiều)
Bữa com tối của người cha tàn tật thường kéo dài đến hai tiếng đồng hồ. My vừa cho cha ăn vừa dỗ dành ông như dỗ một đứa trẻ ốm yếu. Thời gian đầu, cứ mỗi khi bón com cho cha My lại khóc. Người cha cũng khóc không thành tiếng.
Hai năm trở lại đây cô không khóc nữa. Thay vào đó, cô nhí nhảnh kể cho cha cô nghe những chuyện đại loại như cây hoa trà ông trồng giờ đang trổ nụ, những chậu xương rồng nhiều loại của ông mọc thêm rất nhiều nhánh, hay buổi sáng nào đó trong vườn nhà xuất hiện một con chim lạ, giọng con chim rất trong và mảnh như tơ nhện. Cô cứ kể những chuyện như thể cho tới khi người cha ăn xong thìa com cuối cùng. Đặt cái bát sang một bên, và lúc nào ngay sau đó cô cũng nói với người cha: "Ba đã hoàn thành nhiệm vụ. Con quyết định tặng huân chương cho ba". Người cha cố ngước mắt nhìn con và cười. Và chỉ có cô mới biết là ông đang cười.