“VỢ NHẶT”- BÀ CỤ TỨ
Giống như Nam Cao đã quan niệm về một tác phẩm văn học nghệ thuật chân chính: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp sống lầm than”. Có lẽ vì vậy mà “Vợ Nhặt” của Kim Lân đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh thiêng liêng ấy trở thành thư kí trung thành của thời đại và thốt ra nhưng tiếng đau khổ thay những “kiếp sống lầm than”. Trong tác phẩm, có lẽ ghi dấu ấn và có sức sống lâu bền nhất là tình thương giữa người với người, đặc biệt là tấm lòng của người mẹ nghèo dành cho con được thể hiện chân thực qua hình tượng nhân vật bà cụ Tứ.
Nhắc đến Kim Lân, người ta nhớ đến một nhà văn của đồng ruộng, một lòng một dạ với cuộc sống nông thôn. Vì thế những tác phẩm của ông ông đã thành công chinh phục trái tim của biết bao bạn đọc qua nhiều thế hệ, trong đó có tác phẩm “Vợ nhặt”. Truyện được viết vào năm 1954 dựa vào bản thảo đã thất lạc năm 1945, với nhan đề là “Xóm Ngụ Cư”. Sau đó, in trong tập truyện “Con chó xấu xí”. Có thể nói, tác phẩm không chỉ tái hiện bức tranh ảm đạm ngày đói do phát xít Nhật mà còn đề cao vẻ đẹp khuất lấp người nông dân Việt Nam. Với ngòi bút tài hoa của tác giả thì vẻ đẹp tình người trong nạn đói, tình mẫu tử thiêng liêng càng đáng trân trọng và khai thác qua nhân vật bà cụ Tứ.
Chẳng biết từ lúc nào bóng tối của cái đói đã bao trùm khắp xóm ngụ cư một màu bi thương, ranh giới giữa sự sống và cái chết thật mong manh. Người chết thì như “ngả rạ”, người còn sống lại “dật dờ như những bóng ma”. Bước ra từ hoàn cảnh khốn cùng ấy có bà cụ Tứ, một người mẹ nông dân nghèo khổ, góa bụa, ở cùng con trai trong “cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”. Vào một chiều tà hoàng hôn “nhá nhem tối”, không gian tĩnh lặng xuất hiện tiếng ho “húng hắng” cùng với thân ảnh “lọng khọng” của người mẹ già dần đi vào ngõ càng gợi sự ảm đạm cho cho bức tranh u buồn của buổi chiều hoàn hôn u ám. Bà lão cũng mắc tật của người già “vừa đi vừa lẩm bẩm” liên tục. Ba càng ngạc nhiên khi nhìn thấy thái độ khác thường của tràng và có một người đàn bà xa lạ lại đứng ngay đầu giường con mình và gọi mình bằng “u” . Tiếng “u” bất thình lình làm bà ngạc nhiên và tự hỏi “Ai thế nhỉ”, “Sao lại chào mình bằng u?”nhằm cố lý giải thân phận đầy bí ẩn của người con gái xa lạ này. Càng nhìn, Bà cảm thấy mắt mình như “nhoèn ra”.
Một loạt chuyển biến tâm lí từ sửng sốt, rối rắm đến vui mừng lẫn với xót thương khi mọi chuyện được vỡ lẽ thông qua lời xác nhận của con trai “nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ”. Nghe xong, người mẹ đã trải qua biết bao nhiêu cơ sự, chỉ lặng lẽ “cúi đầu nín lặng” không khỏi xót xa và tự than trách trong lòng “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì…”. Nhưng thực tại phũ phàng, trong khi nhà “người ta” giàu có của ăn của để lo cho con chu đáo thì riêng bà “dăm ba măm cơm” dường như cũng là điều quá xa xỉ. Lúc này, lí trí đã không ngăn nổi tình cảm, hóa thành những giọt nước mắt chua xót, đắng cay “trong kẽ kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”. Đọc đến đây, ta chợt thắt lòng, thấm thía trái tim người mẹ già đang đau đớn, tự trách, cảm thấy bất lực như xát muối vào lòng độc giả.
Trong cõi lòng của một người người mẹ vẫn phập phồng nỗi lo âu về tương lai các con “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”. Nói xong, bà lão như chìm đắm vào cõi riêng của mình, ta thấy “bóng tối trùm lấy hai con mắt” bà. Ở đây Kim Lân đã nhìn thấu được tâm lí phức tạp và sâu kín của bà cụ Tứ khi “bóng tối”, nỗi ám ảnh về sự chết chóc, quá khứ, lo sợ cho tương lai đã cất thành tiếng nghẹn ngào “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”. Câu nói ẩn chứa tình mẫu tử sâu thẳm, mênh mông như nước biển ngoài đại dương bao la “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”. Tuy vậy đói khổ nhưng bà vẫn nhìn nàng dâu mới bằng con mắt đầy bao dung, cảm thông, thấu hiểu: “Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới đến lấy con mình. Mà con mình mới có vợ được”. Qua đây, ta thấy tấm lòng người mẹ thật cao cả, đáng quý biết bao. Bà thương con nhưng vẫn dạt dào tình người, sự đồng cảm, bao dung đối với người cùng cảnh ngộ.
Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần