Họ và Tên: Hoàng Thị Hương Loan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Vĩnh Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
CHUYÊN ĐỀ
CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG ANH
PASIVE VOICE
Đối tượng bồi dưỡng: Đội tuyển HSG lớp 8, 9.
Số tiết: 12
A. Lý do chọn chuyên đề:
Trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, tôi thấy rằng học sinh không giải được các bài tập ngữ pháp đơn lẻ như bài tập về thì, bài tập chuyển câu trực tiếp gián tiếp, chuyển câu từ chủ động sang bị động... Nhiều học sinh cho rằng các em thường không giải được loại bài tập này là do chúng mang tính tư duy và trừu tượng cao. Qua nhiều năm dạy đội tuyển, tôi rất trăn trở và suy nghĩ mình phải làm thế nào để học sinh yêu thích giải các bài tập về ngữ pháp này. Vì nếu các em có phương pháp giải các bài tập đó một cánh thành thạo thì việc tư duy để giải các loại bài tập khác sẽ nhanh nhẹn hơn, giúp các em có thể đạt được kết quả cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Nhóm GV chúng tôi đã viết rất nhiều các chuyên đề về ngữ pháp nhằm giúp các em có cách nhìn tổng quát và những suy nghĩ để mở rộng các kiến thức đã học từ sách giáo khoa. Từ đó, các em tự vận dụng phát triển tư duy với các bài tập tương tự, tổng quát và liên hệ một cách lô-gic với các dạng bài tập đã học.
Qua thực tế giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm, với cách làm trên, tôi thấy rằng học sinh của tôi đã bắt đầu yêu thích các bài tập về ngữ pháp. Thực tế cho tôi thấy rằng chúng tôi đã phần nào có được kết quả mong đợi. Do vậy, tôi xin phép được giới thiệu chuyên đề: “ Câu bị động trong tiếng Anh” -một trong số những chuyên đề kiến thức mà tôi cùng tổ giáo viên ngoại ngữ trường THCS Vĩnh Tường đã xây dựng để bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi lớp 8, 9, với kỳ vọng các em sẽ yêu thích các bài tập về câu bị động khô khan, trừu tượng, nhưng vô cùng hấp dẫn và lý thú này.
B. Nội dung của chuyên đề:
CÂU BỊ ĐỘNG (passive voice)
I. Kiến thức dạy trên lớp
1.1. Định nghĩa
Câu bị động là gì?
Câu bị động là câu mà trong đó chủ ngữ không thực hiện hành động mà ngược lại bị tác động lên bởi một yếu tố khác.
Ví dụ: + Tôi ăn cái bánh
(câu chủ động : vì chủ ngữ "tôi" thực hiện hành động "ăn")
+ Cái bánh được ăn bởi tôi
(câu bị động : vì chủ ngữ "cái bánh" không thực hiện hành động"ăn" mà nó bị "tôi' ăn)
Trong tiếng việt chúng ta dịch câu bị động là "bị" (nếu có hại) hoặc "được" (nếu có lợi)
1.2. Cách chuyển một câu đơn từ chủ động sang bị động
Thông thường khi dạy về câu bị động chúng ta thường đưa ra cho học sinh những cấu trúc tương ứng với các thì nhưng tôi nhận thấy học sinh thường bị bối rối trong hàng chục công thức, không biết lựa chọn công thức nào cho phù hợp. Vì vậy trong chuyên đề này tôi