Mã đề: 211
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT THANH BÌNH 2
(Đề gồm có 4 trang) | KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2022 LẦN 1 Năm học 2021 − 2022 Môn:HÓA HỌC Ngày thi: 27/5/2022 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
|
Họ và tên thí sinh:_______________________________Số báo danh:______________
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.
Câu 41. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?
A. NaOH. B. HCOOH. C. HF. D. KNO3.
Câu 42. Aminoaxit nào sau đây có 2 nhóm cacboxyl (COOH) trong phân tử là
A. Axit glutamic. B. Glyxin. C. Alanin. D. Lysin.
Câu 43. Trong hợp chất, kim loại kiềm có số oxi hóa là
A. +2. B. +1. C. +3. D. +4.
Câu 44. Trong y tế, khí X được hóa lỏng dùng để làm chất duy trì hô hấp cho bệnh nhân. Khí X đó là
A. CO2. B. N2. C. H2. D. O2.
Câu 45. Trùng ngưng axit ađipic và hexametylen điamin tạo thành polime có tên gọi là
A. tơ capron. B. tơ nilon-6. C. tơ visco. D. tơ nilon-6,6.
Câu 46. Cho Zn tác dụng với HCl trong dung dịch tạo thành khí H2 và muối X. Chất X là
A.ZnCl3. B. ZnCl2. C. ZnCl6. D. ZnCl.
Câu 47. Axit stearic được dùng làm cứng xà bông, đặc biệt là xà bông làm từ thực vật. Công thức của axit stearic là
A. C2H5COOH. B. HCOOH. C. C17H33COOH. D. C17H35COOH.
Câu 48. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Au. B. Ca. C. Na. D. Mg.
Câu 49. Chất X có công thức là FeO. Tên gọi của X là
A. sắt(II) hiđroxit. B. sắt(II) oxit. C. sắt(III) hiđroxit. D. sắt(III) oxit.
Câu 50. Cho phenol (C6H5OH) tác dụng với Br2 trong dung dịch, thu được kết tủa màu
A. vàng. B. đen. C. trắng. D. xanh.
Câu 51. X là kim loại có khối lượng riêng lớn nhất trong tất cả các kim loại. X là
A. Fe. B. Cr. C. Cu. D. Os.
Câu 52. Kim loại Fe tan được trong dung dịch chất nào sau đây?
A. H2SO4 loãng. B. NaOH. C. MgCl2. D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 53. Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH?
A. Al. B. Fe. C. Cu. D. Mg.
Câu 54. Hợp chất CH3COOC2H5 thuộc loại
A. cacbohiđrat. B. axit cacboxylic. C. este. D. aminoaxit.
Câu 55. Amin CH3CH2NH2 có tên thay thế là
A. metylamin. B. etanamin. C. etylamin. D. đimetylamin.
Câu 56. Saccarozơ được tạo thành từ
A. 2 gốc α-glucozơ. B. 2 gốc β-fructozơ.
C. 1 gốc α-glucozơ và 1 gốc β-fructozơ. D. 1 gốc α-glucozơ và 1 gốc α -fructozơ.
Câu 57. Cho CaCO3 vào dung dịch HCl, thấy có khí X thoát ra. Khí X là
A. O2. B. Cl2. C. CO2. D. H2.
Câu 58. Tác hại nào sau đây không do nước cứng gây ra?
A. Gây ngộ độc cho người và gia súc khi uống. B. Làm giảm mùi vị thức ăn khi nấu.
C. Làm cho xà phòng có ít bọt. D. Gây tắc nghẽn ống nước.
Câu 59. Để bảo quản ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt…) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại
A. Pb. B. Zn. C. Cu. D. Ag.
Câu 60. Thành phần chính của quặng boxit là
A. Na3AlF6. B. Al2O3.2H2O. C. KAl(SO4)2.12H2O. D. Al(NO3)3.6H2O.
Câu 61. Xà phòng hóa hoàn toàn este X (C5H10O2) mạch hở trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp gồm muối natri propionat và ancol Y. Tên gọi của Y là
A. ancol propylic. B. ancol etylic. C. glixerol. D. ancol metylic.
Câu 62. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong mật ong, fructozơ chiếm đến 40%.
B. Người bị tiểu đường thường có nồng độ glucozơ trong máu lớn hơn 0,1%.
C. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
D. Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ.
Câu 63. Cho 8,4 gam NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là
A. 3,36. B. 2,24. C. 4,48. D. 1,12.
Câu 64. Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 1,44 gam. B. 1,80 gam. C. 1,82 gam. D. 2,25 gam.
Câu 65. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch gồm FeCl2 và FeCl3, thu được kết tủa X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch chứa muối
A. Fe2(SO4)3. B. FeSO4.
C. Fe2(SO4)3 và Na2SO4. D. FeSO4 và Fe2(SO4)3.
Câu 66. Cho các tơ sau: visco, capron, xelulozơ axetat và nilon-6,6. Số tơ tổng hợp trong nhóm này là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 67. Cho 0,195 gam kim loại R (hóa trị II) tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư, thu được 0,648 gam Ag. Kim loại R là
A. Cu. B. Fe. C. Mg. D. Zn.
Câu 68. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Ala-Gly, thu được CO2, H2O và a mol N2. Giá trị của a là
A. 0,2. B. 0,1. C. 0,3. D. 0,4.
Câu 69. Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa chất béo theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất.
Bước 3: Sau 8 - 10 phút, rót thêm 4 - 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng vào rồi khuấy nhẹ. Để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên trên.
(b) Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa để tách muối của axit béo ra khỏi hỗn hợp thu được sau phản ứng.
(c) Nếu thay chất béo bằng etyl axetat, hiện tượng quan sát được giống nhau.
(d) Sản phẩm rắn của thí nghiệm thường dùng để sản xuất xà phòng.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B.4. C.2. D.3.
Câu 70. Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4, sau một thời gian thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau khi các phản ứng kết thúc, khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là
A. 48,15%. B. 51,85%. C. 58,52%. D. 41,48%.
Câu 71. Cho các phát biểu sau