Ý NGHĨA NHAN ĐỀ CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨM
NGỮ VĂN 9
1.
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ:
- Ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước.
2. ĐỒNG CHÍ
- Đồng chí là những người có cùng chí hướng, lí tưởng. Người cùng ở trong một đoàn thể chính
trị hay trong một tổ chúc cách mạng thường gọi nhau là đồng chí. Từ sau cách mạng tháng Tám
1945, “đồng chí” trở thành từ xưng hô quen thuộc trong các cơ quan, đơn vị bộ đội.
- Đồng chí được hình thành trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, có sự cảm thông chia sẻ những tâm
tư, tình cảm của nhau và cùng chung lý tưởng chiến đấu, nó góp phần quan trọng tạo nên sức
mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
3. BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH:
- Nhan đề làm nổi bật một hình ảnh rất độc đáo của toàn bài và đó là hình ảnh hiếm gặp trong thơ
- hình ảnh những chiếc xe không kính.
- Vẻ khác lạ còn ở hai chữ “bài thơ” tưởng như rất thừa nhưng là sự khẳng định chất thơ của
hiện thực, của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến
tranh..
4 . KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ:
- Những em bé chứ không phải một em bé nhằm mang tính khái quát. Chỉ một thế hệ những con
người lớn lên được nuôi dưỡng từ trên lưng mẹ. Người mẹ Tà-ôi trong tác phẩm cũng là đại diện
cho các bà mẹ Việt Nam có tình yêu con gắn liền với tình yêu đất nước.
5. BẾP LỬA:
- Hình ảnh Bếp lửa là hình ảnh thực, trên cơ sở đó, nhà thơ đã xây dựng thành công hình ảnh Bếp
lửa mang tính biểu tượng.
- Hình ảnh Bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh người bà ...
- Hình ảnh Bếp lửa không chỉ khơi dậy kỉ niệm mà còn khơi dậy niềm tin vào cái đẹp của tâm
hồn, tình cảm.
6. ÁNH TRĂNG:
- Ánh trăng là hình ảnh thực của thiên nhiên đất trời mang một vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của
cuộc sống.
- Ánh trăng là hình ảnh biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình từ đó nhắc nhở con người về lẽ sống
ân nghĩa, thuỷ chung.
- Ánh trăng là một nhan đề tự nhiên, có sức truyền cản gây ấn tượng cho người đọc, gợi mở chủ
đề tác phẩm.
7. LÀNG:
- Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn đề tác giả đề cập tới chỉ
nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể.
- Đặt tên là “Làng” vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời
kì kháng chiến chống Pháp: tình cảm với quê hương, với đất nước.
=> Tình cảm yêu làng, yêu nước không chỉ là tình cảm của riêng ông Hai mà còn là tình cảm
chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy.
8. LẶNG LẼ SA PA:
- Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thực ra nó lại
không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con
người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh
thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao.
=> Trong cái không khí lặng im của Sa Pa, Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ
ngơi, lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến
cho đất nước.