MẪU 2
MẪU BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN TƯ VẤN,
HỖ TRỢ HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC
Thông tin của học sinh (viết tắt/kí hiệu học sinh do giáo viên tự đặt): T.01
Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ:
Lý do tư vấn, hỗ trợ: (mô tả trường hợp (lưu ý nguyên tắc bảo mật) hoặc bối cảnh cho thấy học sinh có khó khăn trong hoạt động dạy học và giáo dục, cũng như lý do cho thấy nhu cầu tư vấn, hỗ trợ của học sinh).
T là một học sinh nam lớp 8/5. T có tính cách mạnh mẽ, khỏe mạnh và hoạt bát. Sau 1 tháng học tập, GVCN được GVBM liên hệ nhờ phối hợp giáo dục T. Lý do GVBM đưa ra là: Từ đầu năm học đến nay, trong các tiết học, T đều tỏ ra thiếu lễ phép, trả lời thiếu tôn trọng, tác phong thiếu lịch sự, hay làm việc riêng hoặc chọc phá bạn gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Dù GVBM đã nhắc nhở nhiều lần nhưng T chưa có chuyển biến.
1. Thu thập thông tin của học sinh về:
- Thu thập thông tin từ GVCN và nghiên cứu hồ sơ: T là học sinh khá, thích các hoạt động thể thao, giỏi lao động. Những năm học trước, T cũng được nhận xét khá ngoan và chưa có xảy ra việc vô lễ với giáo viên hay người lớn. Đầu năm học lớp 8, T bắt đầu có những biểu hiện tâm lý dễ bất đồng, chống đối với người khác.
- Thu thập từ GVBM: Trong các tiết học, T đều tỏ ra thiếu lễ phép, trả lời thiếu tôn trọng, tác phong thiếu lịch sự, hay làm việc riêng hoặc chọc phá bạn.
- Thu thập từ gia đình học sinh: T rất ngoan khi ở nhà, luôn vâng lời mẹ. Mẹ T là công nhân may, đi làm từ sáng đến tối mới về. Từ khi T có dấu hiệu dậy thì, cơ thể phát triển thì T trở nên ít trò chuyện với mẹ, mà hay đi chơi cùng các bạn.
- Thu thập từ GV-TPT: T không có cha, sống với mẹ và ông bà ngoại từ rất nhỏ. Mẹ T rất thương con, nhưng cũng rất khắt khe khi T phạm lỗi (bằng chứng là hay đánh đòn mỗi khi nhận được thông tin không tốt về em).
- Thu thập từ các bạn: T hay đùa giỡn mạnh tay, bắt nạt bạn bè, luôn chống đối với cán sự lớp. T hay chơi chung với một nhóm học sinh đã bỏ học ngoài trường.
- Thu thập từ T: thấy thiếu tình thương của cha, thấy bản thân có nhiều thay đổi, thích đi chơi cùng nhóm bạn ở ngoài trường.
2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh (còn gọi là danh sách các vấn đề/ khó khăn của học sinh)
- Mối quan hệ gia đình: T thiếu tình thương của cha từ nhỏ, mẹ lại không có nhiều thời gian bên cạnh em.
- Thay đổi tâm lí tuổi dậy thì: T là con trai nên rất ngại tâm sự với mẹ về những thay đổi tâm sinh lí của mình.
- T hay chơi chung với một nhóm học sinh đã bỏ học, hay tụ tập, chọc phá.
- GV và phụ huynh chưa phối hợp tốt trong việc tư vấn, hỗ trợ cho T.
3. Xác định vấn đề của học sinh (chỉ ra đâu là vấn đề chính và lý giải nguồn gốc/ nguyên nhân của vấn đề, điều kiện duy trì vấn đề đó. Xác định những vấn đề mà GV có khả năng đáp ứng. Vấn đề nào GV cần phối hợp…)
Vấn đề: T gặp khó khăn trong phát triển bản thân và giao tiếp ứng xử.
Lý giải vấn đề: T đang ở giai đoạn có nhiều sự thay đổi có tính chất bước ngoặt – tuổi dậy thì nên chưa kiềm chế cảm xúc, dễ thay đổi, dễ bị tác động, chưa phân biệt rõ hành vi đúng sai. Do thiếu tình thương của cha, mẹ thì chưa quan tâm, thấu hiểu tâm lí lứa tuổi. Khi chơi chung với những đối tượng có hành vi ứng xử không tốt sẽ dễ bị ảnh hưởng tính cách. Biểu hiện của vấn đề trên dẫn đến T có hành vi vô lễ với GVBM và chọc phá bạn bè.
4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần