ĐỀ THAM KHẢO
| KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1. Liên Xô chú trọng vào ngành kinh tế nào để phát triển đất nước sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. phát triển công nghiệp nhẹ. B. phát triển công- nông- thương nghiệp.
C. phát triển công nghiệp nặng. D. phát triển công nghiệp truyền thống.
Câu 2. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Công sản Đông Dương (11-1939) đã quyết định thành lập Mặt trận
A. thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. B. thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
C. Dân chủ Đông Dương. D. Việt Nam độc lập đồng minh.
Câu 3. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975), thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?
A. Chiến thắng Ấp Bắc 1963. B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Câu 4. Từ cuối năm 1953 đến đầu năm 1954, ta phân tán lực lượng địch ra những vùng nào?
A. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâyku, Sầm Nưa.
B. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông Phabang.
C. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâyku, Luông Phabang.
D. Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Plâyku, Luông Phabang.
Câu 5. Giai đoạn 1945 -1952 chính sách đối ngoại của Nhật Bản là
A. liên minh chặt chẽ với Mĩ. B. liên minh với Mĩ và Liên xô.
C. giao lưu với các nước Đông Nam Á. D. mở rộng quan hệ ngoại giao trên thế giới.
Câu 6. Âm mưu chung của các thế lực thù địch đối với nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam. B. bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam.
C. mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam. D. đưa thực dân Pháp trở lại Việt Nam.
Câu 7. Mĩ dựa trên cơ sở nào sau đây để đề ra “Chiến lược toàn cầu”?
A. Sự giúp đỡ của các nước tư bản đồng minh.
B. Sự cạnh tranh quyết liệt của Tây Âu, Nhật Bản.
C. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc.
D. Tiềm lực kinh tế, quân sự và khoa học kĩ thuật vượt trội.
Câu 8. Sự kiện nào đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Mĩ đưa ra học thuyết Truman chống lại Liên Xô và các nước XHCN
B. Sự ra đời của NATO và tổ chức Hiệp ước Vácsava
C. Liên Xô và các nước XHCN thành lập khối SEV
D. Mĩ đưa ra kế hoạch Macsan để phục hưng châu Âu
Câu 9. Chiến thắng nào của quân và dân Miền Nam góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965)
A. Bình Giã (Bà Rịa). B. Ấp Bắc ( Mĩ Tho).
C. An Lão (Bình Định). D. Núi Thành (Quảng Nam).
Câu 10. Trong các cuộc khởi nghĩa sau cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX?
A. Khởi nghĩa Hương Khê. B.Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy. D.Khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 11. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Mĩ Latinh trở thành
A. thuộc địa của tư bản phương Tây. B. “sân sau” của Mĩ qua các chế độ độc tài.
C. các quốc gia độc lập phát triển. D. các quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến
Câu 12. Chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965-1968) của Mĩ là ở miền Nam Việt Nam được tiến hành bằng
A. quân Mĩ, quân đội Sài Gòn. B. quân đội Sài Gòn, quân đồng minh của Mĩ.
C. quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ. D. quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
Câu 13. Tiền thân của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là tổ chức nào?
A. Việt Nam Nghĩa đoàn. B. Hội phục việt. C. Tâm tâm xã. D. Đảng thanh niên
Câu 14. Mục tiêu đấu tranh của phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1931 là
A. chống đế quốc, chống phong kiến. B. chống phong kiến và tay sai.
C. chống phong kiến và tư sản. D. chống đế quốc và tư sản.
Câu 15. Một trong những điểm mới của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương là
A. đầu tư vốn với quy mô lớn, tốc độ nhanh. B. tăng cường khai thác trên nhiều lĩnh vực.
C. nguồn vốn đầu tư chủ yếu là của tư bản nhà nước. D. ngành giao thông vận tải được đầu tư nhiều nhất.
Câu 16. Từ năm 1968, cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam xuất hiện thêm hình thức đấu tranh mới nào?
A. Đấu tranh trên bàn đàm phán. B. Đòi Mĩ rút quân.
C. Chống chiến tranh phá hoại. D. Đấu tranh vũ trang.
Câu 17. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh gải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ diễn ra dưới sự lãnh đạo của
A. Quốc dân Đảng. B. Đảng vô sản. C. Đảng Quốc Đại. D. Đồng minh hội.
Câu 18. Theo thỏa thuận tại Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật từ
A. vĩ tuyến 17 trở vào Nam. B. vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.
C. vĩ tuyến 16 trở vào Nam. D. vĩ tuyến 17 trở ra Bắc.
Câu 19. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong những năm (1975-1979) quân đội Việt Nam chống lại lực lượng nào ở biên giới phía Tây Nam?
A. Quân đội Thái Lan. B. Quân đội Trung Quốc.
C.Tập đoàn Khơme đỏ. D. Lực lượng các nước phương Tây.
Câu 20. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông nhằm mục đích gì?
A. Khuếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.
B. Tạo điều kiện cho dân ta đi lại thuận lợi hơn.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam phát triển.
D. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.
Câu 21. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cuộc
A. cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. B. cách mạng công nghiệp.
C. cách mạng thông tin. D. cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ nhất
Câu 22. Thiết lập “Hành lang Đông- Tây’’(Hải Phòng- Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La) là nội dung của kế hoạch
A. Valuy (1947) B. Rơve (1949).
C. Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950). D. Nava (1953)
Câu 23. Nguyên tắc cơ bản nào không được quy định trong Hiệp ước Bali (2/1976)?
A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.
D. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nhau.
Câu 24. Quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ của ba nước Đông Dương (1969-1973) được biểu hiện bằng sự kiện nào?
A. Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia.
B. Thành lập liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.
C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương thành lập.
D. Mặt trận thống nhất dât tộc phản đế Đông Dương thành lập.
Câu 25. Tháng 7/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc) Nguyễn Ái Quốc đã tham gia thành lập tổ chức nào dưới đây ?
A. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.
B. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari.
C. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
D. Đông Dương cộng sản liên đoàn.