Đọc văn: TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU- TRỌNG THỦY
(Truyền thuyết)
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm trong câu chuyện về thành Cổ Loa và mối tình Mị Châu - Trọng Thuỷ ;
- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.
được những kiến thức về truyền thuết _______________________________________________________________________________________- Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
- Sự kết hợp hài hòa giữa "cốt lõi lịch sử" với tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật của dân gian.
2. Kĩ năng
- Đọc (kể) diễn cảm truyền thuyết dân gian.
- Phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định, KT sĩ số
2. KT bài cũ
3. Vào bài
Hoạt động của GV | HĐ của HS | Nội dung lưu bảng |
- Gọi HS đọc tiểu dẫn và cho biết thế nào thế nào là truyền thuyết?
- Hãy cho biết đặc trưng của truyền thuyết?
- Cho biết xuất xứ của Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu- Trọng Thủy? - Nội dung của truyện An Dương Vương và Mỵ Châu- Trọng Thủy?
- Gọi HS đọc và tóm tắt văn bản?
- Tìm những việc vua An Dương Vương đã làm để bảo vệ nước Âu Lạc? Qua những việc làm trên vua nước Âu Lạc có những phẩm chất gì? Vì lẽ gì mà An Dương đực thần linh giúp đỡ? - Sau khi giành được thắng lợi, An Dương Vương đã mất phải những sai lầm gì và hậu quả ra sao?
- Bài học rút ra từ việc này là gì?
- Tìm những hư cấu nghệ thuật được tác giả dân gian sử dụng trong văn bản này? Qua đó nhân dân muốn biểu hiện thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật lịch sử ADV và việc mất nước Âu Lạc?
- Tìm những chi tiết liên quan đến nhân vật Mỵ Châu? Qua đó nói lên được gì về tính cách của Mỵ Châu?
- Tuy nhiên, nhân dân trong khi phê phán Mị Châu “bằng bản án tử hình” nhưng họ cũng gửi gấm “tâm tình thiết tha” đối với nàng qua chi tiết nào?
- Qua cái chết thương tâm của Mỵ Châu, tác giả dân gian muốn gửi gắm điều gì đối với thế hệ trẻ đời sau?
- Trong truyền thuyết có những chi tiết nào liên quan đến nhân vật Trọng Thủy? Qua đó, ta hiểu thêm gì về nhân vật này
- Bài học lịch sử rút ra từ nhân vật này?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK | - Đọc, dựa vào SGK-nêu
- Dựa vào SGK- trả lời
- Dựa vào SGK- nêu
- Đọc và tóm tắt
- Suy nghĩ, trình bày.
- Dựa vào SGK- nêu
- Suy nghĩ, trả lời
- Suy nghĩ, trình bày
- Dựa vào SGK- nêu
- Dựa vào SGK- nêu
- Suy nghĩa, trình bày
- Ta luôn đề cao cảnh giác, biết đặt lợi ích công dân lên trên lợi ích cá nhân, việc nước cao hơn tình nhà, không nhẹ dạ, cả tin trước mọi âm mưu của kẻ thù.
- Ta không thể dung hòa giữa chiến tranh xâm lược với hạnh phúc cá nhân - Đọc | I. Tìm hiểu chung 1. Truyền thuyết a. Khái niệm: SGK T.17 b. Đặc trưng: - Yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng thần kì hòa quyện. - Không chú trọng đến tính chân thực, khách quan của lịch sử - Lưu truyền trong sinh hoạt và lễ hội, trong tâm thức của người Việt. 2. Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy a. Xuất xứ: trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái (Những truyện quái dị ở đất Lĩnh Nam). b. Nội dung: kể về quá trình An Dương Vương xây thành, chế nỏ thần thành công nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng và nguyên nhân khiến cơ đồ nhà nước Âu Lạc “đắm biển sâu” liên quan đến mối tình Mị Châu- Trọng Thủy. II. Đọc hiểu văn bản 1. Tóm tắt văn bản: Xây thành chế nỏ chiến thắng Gả Mỵ Châu mất nỏ mất nước 2. Phân tích nhân vật a. Nhân vật An Dương Vương - Những việc vua An Dương Vương đã làm: xây thành, chế nỏ à chiến thắng Triệu Đàà có tinh thần trách nhiệm và ý thức cảnh giác cao. Vì lẽ đó, nhà vua được thần linh giúp đỡ và nhân dân ca ngợi.
- Sau khi giành được thắng lợi, ADV đã mất phải các sai lầm: + Mơ hồ về bản chất tham lam, độc ác của kẻ thù nên nhận lời kết tình thông hiếu (Gả Mỵ Châu) + Chủ quan, ỷ lại vào vũ khí mà không kịp thời bố trí chống cự lại: “Vẫn điềm nhiên đánh cờ”, “Đà không sợ nỏ thần sao” à mất cảnh giác dẫn đến mất nước..
- Những hư cấu nghệ thuật: câu nói kết tội của Rùa Vàng và hành động ADV rút gươm chém Mỵ Châu được sáng tạo là để nhân dân: + Gửi gắm lòng kính trọng đối với thái độ dũng cảm của vị vua anh minh (đặt lợi ích quốc gia lên trên tình nhà). + Phê phán thái độ mất cảnh giác của nhân vật Mị Châu. + Xoa dịu nỗi đau mất nước.
b. Nhân vật Mị Châu - Hành động của Mị Châu: cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần; rắc lông ngỗng dẫn đường cho giặcà Mị Châu là người nhẹ dạ, cả tin, mất cảnh giác hết lòng vì chồng mà mù quáng trong tình yêu. - Nàng bị kết tội một cách đích đáng là “giặc” và bị trừng phạt nghiêm khắc nhưng sau đó máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng biến thành ngọc thạchà thể hiện sự bao dung và niềm cảm thông của nhân dân trước sự trong trắng ngây thơ của nàng bởi phạm tội một cách vô tình.
c. Nhân vật Trọng Thủy Nhân vật đầy mâu thuẫn và phức tạp: - Một tên gián điệpà nghĩa vụ bề tôi đối với chủ - Một người chồng à thõa mãn hạnh phúc tình yêu ð Vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của âm mưu xâm lược.
III. Tổng Kết: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc và nêu bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cùng cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng. |