Soạn ngày 5 /9/2021 Tuần 1,2
Giảng ngày 6/9/ 2021 Tiết 1,2,3,4,5,6,7,8,9
CHỦ ĐỀ: VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình đối với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng; lời văn thể hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
- Sơ giản về tác giả Ét-môn đô-đơ -A – mi - xi ; cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị có lý và có tình của người cha khi con mắc lỗi; nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một lá thư.
- Khái niệm liên kết trong văn bản; yêu cầu về liên kết trong văn bản.
- Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may khi rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị; đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
- Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản; điều kiện cần thiết của một văn bản có tính mạch lạc.
- Hiểu bố cục trong văn bản; nắm được những yêu cầu về bố cục, các phần của bố cục trong văn bản.
2. Kỹ năng:
- Đọc-hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của một người mẹ; phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con; liên hệ vận dụng khi viết với một bài văn biểu cảm.
- Đọc-hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư; phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh của người cha (tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
- Nhận biết và phân tích tính liên kết của văn bản; viết đoạn văn, bài văn có tính liên kết
- Đọc-hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật; kể và tóm tắt truyện.
- Hiểu được tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ trong truyện.
- Rèn kỹ năng nói, viết mạch lạc.
- Nhận biết, phân tích bố cục trong văn bản; vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc-hiểu văn bản; xây dựng bố cục trong một văn bản nói (viết) cụ thể.
* Kỹ năng sống: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự xác định giá trị bản thân, kỹ năng suy nghĩ sáng tạo, kỹ năng ra quyết định.
3.Thái độ: yêu yêu gia đình, biết cảm thông;
4. Xác định nội dung trọng tâm của chủ đề:
- Hiểu được tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình đối với con cái.
- Hiểu được tấm lòng cao cả của người mẹ.
- Hiểu tính liên kết của văn bản.
- Hiểu được điều kiện cần thiết của một văn bản có tính mạch lạc.
- Phân tích bố cục trong văn bản.
5. Định hướng phát triển năng lực :
- Năng lực chung: Hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Đọc hiểu văn bản, tiếp nhận văn bản, giải quyết vấn đề cá nhân; Giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ; cảm thụ thẩm mỹ.
II. Chuẩn bị: Thầy: SGK, giáo án, phiếu học tập, bảng phụ. Trò: sách GK, bài soạn
III. Hoạt động của thầy và trò
1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sách vở HS
2. Khởi động:
- Mục tiêu: Sơ lược tiếp cận nội dung bài học.
- Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật vấn đáp, thuyết trình.
- Sản phẩm: Sơ lược về những ngày có ý nghĩa trọng đại, tình mẹ, chủ đề và bố cục văn bản.
+ Em nào có thể nói lên hiểu biết của mình về ngày đầu tiên em đi học? ( hs trình bày suy nghĩ của mình)
+ GV giới thiệu chủ đề: Trong cuộc đời mỗi con người, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là thiêng liêng hơn cả. Qua các văn bản nhật dụng các em sẽ thấy tình cảm, sự hy sinh cao cả mà nhười mẹ đã dành cho con cái. Đồng thời trong chủ đề này cũng giúp các em hiểu về tính liên kết, mạch lạc và bố cục của văn bản.
IV. Bảng mô tả chủ đề.
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
|
| Vận dụng thấp | Vận dụng cao |
-Tác giả, thể loại, nhân vật trung tâm, ngôi kể - Khái niệm liên kết, mạch lạc trong văn bản | - Cốt truyện, cảm xúc chủ đạo. - Các chi tiết tiêu biểu. - Đặc sắc về nghệ thuật. - Phương thức biểu đạt. - Nhận biết và hiểu yêu cầu về liên kết, mạch lạc và bố cục của văn bản.
| - Kể diễn cảm lại một đoạn truyện - Kể lại truyện theo ngôi kể mới. - Phân tích tính liên kết, mạch lạc và bố cục của văn bản.
| -Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm. - Viết đoạn văn có tính liên kết,mạch lạc và có bố cục hợp lý. |
Tuần 1
Giảng ngày 6/9/ 2021 Tiết 1,2
Bài: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Lý Lan
I. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức: Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình đối với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng; lời văn thể hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
2.Kĩ năng: Đọc-hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ; phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con; liên hệ vận dụng khi viết với một bài văn biểu cảm. Kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức.
3.Thái độ: yêu gia đình, biết cảm thông.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Hiểu được tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình đối với con cái.
5. Định hướng phát triển năng lực :
- Năng lực chung: Hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Đọc hiểu văn bản, tiếp nhận văn bản, giải quyết vấn đề cá nhân; Giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ; cảm thụ thẩm mỹ.
II. Chuẩn bị: Thầy: SGK, giáo án, tranh ngày khai trường. Trò: sách GK, bài soạn.
III. Hoạt động của thầy và trò
1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sách vở HS
2. Khởi động:
- Mục tiêu: Sơ lược tiếp cận nội dung bài học.
- Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật vấn đáp, thuyết trình.
- Sản phẩm: Những kỷ niệm đẹp của mình khi các em đến trường lần đầu tiên.
+ Em nào có thể nêu lên những kỷ niệm đẹp của mình khi các em đến trường lần đầu tiên ? ( hs nêu)
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần