///Chuyên đề 3
AMIN – AMINO AXIT –PEPTIT – PROTEIN
¶¶¶
TÓM TẮT LÝ THUYẾT
*****
B1. AMIN
Phân tử amoniac | Thế 1H bởi R1 | Thế 2H bới R1 và R2 | Thế 3H bới R1, R2 và R3 |
Bậc amin | Amin bậc 1 | Amin bậc 2 | Amin bậc 3 |
I – KHÁI NIỆM – PHÂN LOẠI - TÊN.
1 – Khái niệm và bậc amin.
- Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 (amoniac) bới gốc hidrocacbon R sẽ được amin.
- Thế 1H được amin bậc 1; thế 2H được amin bậc 2; thế 3H được amin bậc 3.
2 – Phân loại.
Dựa vào gốc R | Gốc R | Gốc R no | Gốc R không no | Gốc R thơm |
Amin | Amin no | Amin không no | Amin thơm | |
Dựa vào nhóm chức amin | Số nhóm chức | 1 nhóm | Từ 2 nhóm trở lên | |
Amin | Đơn chức | Đa chức | ||
Dựa vào bậc amin | Số gốc R | 1 gốc R | 2 gốc R | 3 gôc R |
Amin | Amin bậc 1 | Amin bậc 2 | Amin bậc 3 | |
|
Công thức
| Amin no, đơn chức, bậc 1. CnH2n + 1 NH2 ; Hoặc R’ – NH2 |
|
|
3- Tên amin.
Công thức cấu tạo | Tên gốc – chức Tên gốc R ghép amin | Tên thay thế Tên ankan ghép amin |
CH3 – NH2 | Metyl amin | Metan amin |
CH3 – CH2 – NH2 | Etylamin | Etanamin |
CH3 – NH – CH3 | Đimetylamin | N - Metylmetanamin |
CH3 – CH2 – CH2 – NH2 | Porpylamin | Propan – 1 - amin |
(CH3)3N | Trimetylamin | N,N - đimetylmatanamin |
CH3[CH2]3NH2 | butylamin | Butan – 1 - amin |
C2H5 – NH – C2H5 | Đietylamin | N - etanetylamin |
C6H5 – NH2 | phenylamin | benzenamin |
H2N[CH2]6NH2 | hexametylenđiamin | Hexa -1,6 - điamin |
II – CẤU TẠO - TÍNH CHẤT
1- CẤU TẠO
- Trên nguyên tử N của phân tử amin còn 1 đôi e tự do, nên phân tử amin dễ dàng nhận proton H+ amin có tính bazơ yếu. - Nếu gốc R là gốc không no hoặc gốc thơm thì amin còn có phản ứng trên gốc R. |
2- TÍNH CHẤT.
Amin CH3NH2 và C2H5NH2 tan tốt trong nước.
a- Tính bazơ.
- dd amin là quì tím hóa xanh
R’NH2 + HOH [R’NH3]+ + OH-
Khả năng thủy phân của amin phụ thuộc vào gốc R’ : R’ no > R’ không no > R’ thơm.
Amin thơm không làm quì tím hóa xanh.
Ghi nhớ : Tính bazơ của các amin. R’no – NH2 > R’không no – NH2 > R’thơm – NH2 Ví dụ : CH3 – CH2 – NH2 > CH2 = CH – NH2 > C6H5 – NH2 R’no – NH2 < (R’no)2NH < (R’no)3N Ví dụ : C2H5NH2 < (C2H5)2NH < (C2H5)3N R’nhỏ - NH2 < R’lớn – NH2 Ví dụ : CH3 – NH2 < C3H7 – NH2 |
- Tác dụng với axit muối amoni
R’ – NH2 + HCl R’NH3Cl
Ví dụ : CH3NH2 + HCl CH3NH3Cl (metyl amoni clorua)
C6H5NH2 + HCl C6H5NH3Cl
Nhắc : Các muối R’NH3Cl là muối của bazơ yếu nên tác dụng với bazơ mạnh NaOH, KOH.
R’NH3Cl + NaOH R’NH2 + NaCl + H2O
Ví dụ : CH3NH3Cl + NaOH CH3 NH2 + NaCl + H2O
C6H5NH3Cl + NaOH C6H5NH2 + NaCl + H2O