Ngành thân mềm
1..Hình dạng , cấu tạo Trai sông
- Sống ở đáy ao, hồ, sông ngòi bò và ẩn nửa mình trong bùn, cát.
Thân trai mềm nằm trong 2 mảnh vỏ. Đầu vỏ hơi tròn, đuôi hơi nhọn.
a.Vỏ trai
- Vỏ gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng có tính đàn hồi điều chỉnh động tác đóng mở vỏ
- Cấu tạo vỏ: Lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ.
b. Cơ thể trai
- Vỏ trai gồm 2 mảnh , cấu tạo có 3 lớp -> bảo vệ .
- Cấu tạo Cơ thể trai: Dưới vỏ là áo trai, mặt ngoài tiết ra lớp vỏ đá vôi. Mặt trong tạo thành khoang áo. Tiếp đến là 2 tấm mang ở mỗi bên, có đầu tiêu giảm, phía trong là thân , phía ngoài là chân trai .
2. Dinh dưỡng Trai sống
+ Nước qua ống hút, đem theo thức ăn đến miệng trai và ô xi đến mang trai.
+ Kiểu dinh dinh dưỡng ở trai như thế gọi là dinh dưỡng thụ động
+ Có vai trò lọc nước
=> Dinh dưỡng thụ động.
3.Sinh sản:
- Đến mùa sinh sản trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh, trứng non đẻ ra được giữ trong tấm mang. ấu trùng nở ra sống ở đó một thời gian rồi bám vào da và mang cá một vài tuần rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành
- Bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi bị ĐV khác ăn mất. Mặt khác, ở đây rất giàu dưỡng khí và thức ăn
- Để di chuyển đến nơi xa, đây là 1 hình thức thích nghi phát tán nòi giống
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Vỏ trai có mấy lớp? Tại sao trai chết thì vỏ thường mở? Lớp nào của vỏ sinh ra ngọc trai? Tại sao một số ao không thả trai song vẫn có trai?
- Phải luồn lưỡi dao qua khe hở cắt được cơ khép vỏ trước và sau
- Trai chết tế bào của cơ khép vỏ, dây chằng của bản lề vỏ cũng chết
- Lớp xà cừ sinh ra ngọc trai
- Do ấu trùng trai bám trên da cá
Câu 2: Bạn Hoa nói với Lan: “Năm ngoái nhà mình đào ao thả cá tuy không có thả trai sông vào nuôi nhưng sau một thời gian vẫn thấy có trai sống ở trong ao, mình cảm thấy rất lạ nhưng không giải thích được ”. Lan liền trả lời “ Ao nhà mình cũng thế, không hiểu vì sao lại như vậy nhỉ?” Em hãy dựa vào kiến thức đã học về trai sông để giải thích hiện tượng trên cho hai bạn Hoa và Lan cùng hiểu nhé.
*Giải thích hiện tượng ao đào thả cá, trai không được thả vào nuôi mà vẫn có làvì:
+ Ấu trùng của trai bám vào mang và da cá để sống một thời gian.
+ Khi thả cá vào ao nuôi, ấu trùng trai theo cá vào ao sau vài tuần sẽ rơi xuống bùn và phát triển thành trai trưởng thành
Câu 3: Sau khi học xong ngành thân mềm rất nhiều bạn học sinh thắc mắc: Vì sao “Mực bơi nhanh lại xếp cùng ngành với Ốc sên bơi chậm chạp”. Em hãy vận dụng kiến thức về ngành thân mềm mà em đó được biết giải thích cho các bạn học sinh rõ.
*Mực bơi nhanh xếp cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp vì: Mực và ốc sên đều có đặc điểm chung của ngành thân mềm như:
- Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi.
- Khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa.
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản.
- Riêng mực và bạch tuộc do thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm, cơ quan di chuyển phát triển.
Câu 4. Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?
Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác, góp phần lọc sạch môi trường nước, do vậy người ta ví cơ thể trai giống như những máy lọc sống
Câu 5. Em hãy kể vài tập tính của ốc sên và mực. Mỗi tập tính có ý nghĩa sinh học như thế nào?
a/ Tập tính của ốc sên
- Tự vệ, đào hang đẻ trứng
- Ý nghĩa sinh học từng tập tính
b/ Tập tính của mực
- Săn mồi, tung hỏa mù
- Ý nghĩa sinh học từng tập tính
Câu 6. Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm?
Đặc điểm chung thân mềm: - Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi. Có khoang áo phát triển. Hệ tiêu hoá phân hoá. Cơ quan di chuyển thường đơn giản. Riêng mực, bạch tuột thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
Vai trò của ngành thân mềm:
- Lợi ích: + Làm thực phẩm cho con người.
+ Nguyên liệu xuất khẩu.
+ Làm thức ăn cho động vật.
+ Làm sạch môi trường nước.
+ Làm đồ trang trí, trang sức.
- Tác hại: + Là vật trung gian truyền bệnh.
+ Ăn hại cây trồng.
Câu 7. Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?
Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác, góp phần lọc sạch môi trường nước, vì cơ thể trai giống như những máy lọc sống
Câu 8. Nêu cấu tạo của trai thích ứng với lối tự vệ có hiệu quả?
Cấu tạo của trai thích ứng với lối sống tự vệ có hiệu quả:
- Trai tự vệ bằng cách co chân khép vỏ
- Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên không bửa vỏ ra đề ăn được phần mềm của cơ thể chúng.
Câu 9:Hãy giải thích tại sao:
- Mài mặt ngoài của vỏ trai thì có mùi khét
- Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ
- Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang và da cá
* Mài mặt ngoài của vỏ trai thì có mùi khét vì:
- Trong thành phần của vỏ trai có chứa chất sừng
- khi mài tạo ma sát sẽ sinh ra nhiệt nên có mùi khét
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần