II. LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
A. DI TRUYỀN PHÂN LI ĐỘC LẬP
1. Thí nghiệm
Cho hai thứ đậu hà lan thuần chủng về 2 cặp tính trạng tương phản: hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn được F1 đều có hạt vàng, trơn. Cho F1 tự thụ phấn thu được 556 hạt thuộc 4 loại KH:
315 vàng, trơn ≈ 9/16
108 xanh, trơn ≈ 3/16
101 vàng, nhăn ≈ 3/16
32 xanh, nhăn ≈ 1/16
- Xét riêng cho từng cặp tính trạng:
+ Vàng/ xanh = 416/140 ≈ 3/1
+ Trơn/ nhăn = 423/133 ≈ 3/1
Như vậy, mỗi cặp tính trạng đều tuân theo định luật phân li và không phụ thuộc vào nhau, Tỉ lệ mỗi loại kiểu hình bằng tích số của các tỉ lệ những tính trạng hợp thành nó trong thí nghiệm lai một tính:
+ vàng, trơn = ¾ vàng x ¾ trơn = 9/16
+ xanh, trơn = ¼ xanh x ¾ trơn = 3/16
+ vàng, nhăn = ¾ vàng x ¼ nhăn = 3/16
+ xanh, nhăn = ¼ xanh x ¼ nhăn = 1/16
Kết quả thí nghiệm: “Lai hai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản, di truyền độc lập với nhau cho F2 có tỉ lệ mỗi loại KH bằng tích các tỉ lệ hợp thành nó”.
2. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
Vì F2 có tỉ lệ từng cặp tính trạng như sau:
+ Vàng/ xanh ≈ 3/1, chứng tỏ màu hạt do một gen chi phối và hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Quy ước: gen A quy định hạt vàng, gen a quy định hạt xanh.
+ Trơn/ nhăn ≈ 3/1, chứng tỏ dạng hạt do một gen chi phối và hạt trơn trội hoàn toàn so với hạt nhăn. Quy ước: gen B quy định hạt trơn, gen b quy định hạt nhăn.
F2 có tổng tỉ lệ KH là 9 hạt vàng, trơn + 3 hạt vàng, nhăn + 3 hạt xanh, trơn + 1 hạt xanh, nhăn = 16. Tổng tỉ lệ KH này là tương ứng với 16 tổ hợp giao tử.
16 tổ hợp giao tử ở F2 là kết quả thụ tinh của 4 loại giao tử đực với 4 loại giao tử cái của F1. Các loại giao tử này có tỉ lệ ngang nhau đều bằng ¼.
Để cho 4 loại giao tử thì F1 phải dị hợp 2 cặp gen, chúng phân li độc lập và tổ hợp tự do với nhau trong quá trình phát sinh giao tử (các gen tương ứng như A và a, B và b phân li độc lập nhau, còn các gen không tương ứng tổ hợp tự do với nhau. Kết quả là tạo ra 4 loại giao tử AB, Ab, aB, ab).
Từ những lập luận trên ta có:
+ KG của P là: Hạt vàng trơn thuần chủng: AABB
Hạt xanh, nhăn thuần chủng: aabb
+ KG của F1, dị hợp 2 cặp gen : AaBb
Ta có SĐL: P: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn
AABB aabb
GP: AB ab
KGF1: AaBb
KHF1: Toàn hạt vàng, trơn
F1: AaBb x AaBb
GF1: ¼ AB,¼ Ab,¼ aB,¼ ab ¼ AB,¼ Ab,¼ aB,¼ ab
KGF2: 1 AABB: 2AABb: 2AaBB: 4 AaBb:1 AAbb:2 Aabb:1 aaBB:2 aaBb:1 aabb
KHF2:
AB | Ab | aB | ab | |
AB | AABB (Vàng,trơn) | AABb(Vàng,trơn) | AaBB(Vàng,trơn) | AaBb(Vàng,trơn) |
Ab | AABb(Vàng,trơn) | AAbb(Vàng,nhăn) | AaBb(Vàng,trơn) | Aabb(Vàng,nhăn) |
aB | AaBB(Vàng,trơn) | AaBb(Vàng,trơn) | aaBB(xanh,trơn) | aaBb(xanh,trơn) |
ab | AaBb(Vàng,trơn) | Aabb(Vàng,nhăn) | aaBb(xanh,trơn) | aabb(xanh,nhăn) |
Khi nhóm các KG ở F2 theo thứ tự trong KG có:
+ Có mặt cả 2 loại gen trội: 9/16 A-B-: 9 hạt vàng, trơn
+ Có mặt 1 loại gen trội A và 1 loại gen lặn b: 3/16 A-bb: 3 Vàng, nhăn
+ Có mặt 1 loại gen lặn a và 1 loại gen trội B: 3/16 aaBb: 3 xanh, trơn
+ Có mặt cả 2 loại gen lặn: ¼ aabb: 1 xanh, nhăn
Nội dung của định luật phân li độc lập: “Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập nhau trong quá trình phát sinh giao tử”.
Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập:
- Định luật giúp ta giải thích một trong những nguyên nhân làm xuất hiện các BDTH vô cùng phong phú ở các loài sinh sản hữu tính bằng gia phối và làm gia tăng tính đa dạng của sinh giới.
- BDTH là nguồ nguyên liệu vô cùng quan trọng trong chọn giống và là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự tiến hóa của sinh giới.
Một số công thức tổ hợp: Gọi n là số cặp gen dị hợp (phân li độc lập) thì:
+ Số loại giao tử là 2n
+ Số hợp tử là 4n
+ Số loại KG là 3n
+ Số loại kiểu hình là 2n (trường hợp trội hoàn toàn)
+ Tỉ lệ phân li KG là (1+2+1)n
+ tỉ lệ phân li KH là (3+1)n (trường hợp trội hoàn toàn)
Giới thiệu một vài cách xác định tỉ lệ KG ở F2
Cách 1: Lập khung Pennet
Cách 2: nhân trực tiếp các loại giao tử đực và cái
VD: Lai 2 cơ thể đều dị hợp 2 cặp gen AaBb cho 4 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau: ¼ AB,¼ Ab,¼ aB,¼ ab
=> Tỉ lệ KG ở F2 là: (¼ AB,¼ Ab,¼ aB,¼ ab) (¼ AB,¼ Ab,¼ aB,¼ ab)
= 1/16 AABB + 2/16AABb + 1/16Aabb + 2/16AaBB + 4/16AaBb + 2/16Aabb + 1/16aaBb + 1/16aabb
Cách 3: Nhân tỉ lệ KG của từng cặp tính trạng ở F2 với nhau:
Tỉ lệ KG ở F2: (¼ AA + 2/4 Aa + ¼ aa) (¼ BB + 2/4 Bb + ¼ bb)
= = 1/16 AABB + 2/16AABb + 1/16Aabb + 2/16AaBB + 4/16AaBb + 2/16Aabb + 1/16aaBb + 1/16aabb.
4. Biến dị tổ hợp
a Khái niệm: Biến dị tổ hợp là biến dị làm xuất hiện KH khác cá thể đem lai do sự tổ hợp lại một cách ngẫu nhiên các tính trạng phân li độc lập.
b. Cơ chế hình thành BDTH:
- BDTH hình thành trong giảm phân: Gen tồn tại trong cơ thể thành từng cặp. Khi giảm phân tạo giao tử có hiện tương phân li của 2 gen trong mỗi cặp gen, mỗi gen đi về một tế bào giao tử khác nhau. Khi xét cùng luccs nhiều cặp gen độc lập với nhau, số tổ hộ giao tử là rất lớn. Hay nói cách khác quá trình giảm phân đã tạo nên sự đa dạng của các giao tử.
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần