(Đề thi có 04 trang) |
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
|
Câu 1. Quốc gia nào sau đây đi đầu trong ngành công nghiệp điện hạt nhân những năm 1950 – 1973?
A. Mĩ. B. Ấn Độ. C. Nhật Bản. D. Liên Xô.
Câu 2. Một trong những mặt trận được thành lập ở Việt Nam trong giai đoạn 1939 – 1945 là
A. Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Dân chủ Đông Dương.
C. Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
D. Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Câu 3. Tỉnh giành được thắng lợi cuối cùng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 là
A. Đồng Nai Thượng. B. Châu Đốc.
C. Sài Gòn. D. Đà Nẵng.
Câu 4. Theo Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, thực dân Pháp phải
A.rút quân từ Lào sang Việt Nam. B. thực hiện ngừng bắn ở Việt Nam.
C.chuyển quân ra phía Bắc vĩ tuyến 17. D.rút quân từ Campuchia sang Việt Nam.
Câu 5: Liên minh châu Âu (EU) là một liên minh về
A. kinh tế, ngân hàng, đối ngoại, văn hóa, khoa học –kĩ thuật.
B. chính trị, tài chính, an ninh, văn hóa, khoa học – kĩ thuật.
C. kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại, an ninh chung.
D. kinh tế, ngân hàng, đối ngoại, văn hóa, tư tưởng, chính trị.
Câu 6. Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia
A. tự trị. B. tự do. C. độc lập. D. tự chủ.
Câu 7: Mặt trận nào là biểu tượng của khối đoàn kết 3 nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
A. Hội phản đế đồng minh Đông Dương. B. Mặt trận nhân dân Việt- Miên- Lào.
C. Mặt trận dân chủ Đông Dương. D. Liên minh nhân dân Việt- Miên- Lào
Câu 8: Năm 1949, sản lượng nông nghiệp của nước nào sau đây bằng hai lần tổng sản lượng nông nghiệp của các nước Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Nhật Bản?
A. Hà Lan. B. Tây Ban Nha. C. Trung Quốc. D. Mĩ.
Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn sau Chiến tranh lạnh?
A. Giảm dần sự cạnh tranh về kinh tế. B. Chỉ đối thoại, thỏa hiệp về chính trị.
C. Thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. D. Tránh xung đột trực tiếp về quân sự.
Câu 10. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của đế quốc Mĩ tiến hành tại miền Nam Việt Nam là hình thức chiến tranh xâm lược
A. thực dân kiểu mới. B. thực dân kiểu cũ.
C. thực dân đế quốc. D. thực dân phát xít.
Câu 11. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây thuộc phong trào cần vương cuối thế kỷ XIX?
A. Hương Khê. B. Yên Thế. C. Nam Kỳ. D. Thái Nguyên.
Câu 12. Nước được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh” là
A. Ac-hen-ti-na . B. Braxin . C. Cuba. D. Mêhicô.
Câu 13. Đâu là tên gọi của một phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)?
A. Đội quân áo dài. B. Đội quân áo bà ba. C. Đội quân tóc dài. D. Đội quân du kích.
Câu 14. Tổ chức cộng sản nào sau đây xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1929?
A. Đông Dương cộng sản đảng. B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.