CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: - Hội đồng Sáng kiến trường THCS Hòa Tú 2;
- Hội đồng Sáng kiến huyện Mỹ Xuyên.
- Hội đồng Sáng kiến tỉnh Sóc Trăng.
Tôi ghi tên dưới đây:
Họ và tên | Ngày tháng năm sinh | Nơi công tác | Chức danh | Trình độ chuyên môn | Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến |
Âu Trung Hiếu | 1977 | Trường THCS Hòa Tú 2 | PHT | ThS QLGD ĐHSP Tiếng Anh | 100 |
Số điện thoại: 0916 303 301
Địa chỉ Email: [email protected]
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
Biện pháp tổ chức giáo dục kỉ luật tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học cơ sở.
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 30/11/2021.
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
Tên của sáng kiến: “Biện pháp tổ chức giáo dục kỉ luật tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học cơ sở.”
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý chuyên môn cấp trung học cơ sở.
1. Tính mới của đề tài
Đề tài là sự tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm và chắt lọc về các biện pháp giáo dục học sinh bằng hình thức kỷ luật tích cực từ hoạt động thực tiễn nhằm đúc kết thành một số kinh nghiệm trong giáo dục học sinh mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Các giải pháp được đề cập cụ thể, rõ ràng, dễ áp dụng vào thực tế, giúp giáo viên thay đổi hình thức xử lý những phạm lỗi của học sinh (HS) theo hướng tích cực và kích thích giáo viên (GV) luôn tìm tòi, sáng tạo trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm để đạt kết quả cao trong công tác giáo dục học sinh. Áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong quá trình giáo dục học sinh mang lại nhiều lợi ích cho HS, GV, nhà trường, gia đình và xã hội. Phát triển các năng lực, phẩm chất của người học như:
Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: Thể hiện rõ trong khi học sinh làm việc theo nhóm, phân công nhiệm vụ phù hợp với từng cá nhân trong nhóm, sự phối hợp giúp đỡ nhau trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Khi học sinh chia sẻ, trò chuyện với giáo viên...
Phát triển năng lực tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề và sáng taọ: Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên hướng dẫn đã giúp học sinh xác định được vấn đề, tự nghiên cứu các tài liệu tham khảo như mạng internet, thực tiễn cuộc sống...để giải quyết vấn đề. Tự tìm cách thể hiện vấn đề tốt nhất cho nhóm và tự học thông qua việc tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm, chủ động trình bày ý kiến, quan điểm của mình và lắng nghe ý kiến, chủ động học hỏi.