PHÒNG GD&ĐT TAM ĐƯỜNG TRƯỜNG THCS BÌNH LƯ
Số: 17/BC-THCSBL | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Lư, ngày 25 tháng 02 năm 2021 |
BÁO CÁO
Đánh giá tính mới, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả của sáng kiến
______________
Tên sáng kiến: Một số giải pháp giải thích các hiện tượng thực tế qua bài Khí hậu Việt Nam Môn Địa lý 8 ở trường THCS Bình Lư .
Tác giả/đồng tác giả: Chìu Nhục Kín; Trần Trung Hiếu
I. Tính mới của sáng kiến trong phạm vi cấp cơ sở
- Xây dựng hệ thống câu hỏi hay bài tập theo định hướng phát triển năng lực của HS trong việc tích hợp kiến thức các môn học để giải thích một số hiện tượng thực tế.
- Góp phần hình thành các năng lực tự học, hợp tác, năng lực chuyên biệt của bộ môn.
- Vận dụng những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế cuộc sống mà HS gặp phải hoặc được nghe đến.
- Tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề gặp phải.
- Góp phần làm thay đổi chất lượng giờ dạy của bộ môn Địa lí theo hướng tích cực, sôi nổi mang tính thực tiễn cao, phát huy năng lực HS; phát hiện và bồi dưỡng HS khá, giỏi.
II. Sáng kiến đã được áp dụng và mang lại hiệu quả tại cơ sở
1. Sáng kiến đã được áp dụng tại trường THCS Bình Lư, trong thời gian từ năm học 2019-2020 đến nay 2020-2021, đối tượng áp dụng là toàn bộ HS khối 8 của THCS Bình Lư.
2. Hiệu quả mang lại của sáng kiến: Với việc áp dụng các giải pháp của sáng kiến vào giảng dạy năm học 2019-2020; năm học 2020-2021 và các năm học trước bản thân tôi thấy rằng để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh điểu quan trọng đó là phải biết áp dụng cho mình một phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh, phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện để không ngừng nâng cao về kiến thức, kĩ năng dạy học địa lí cơ bản. Có sự trao đổi, thảo luận với đồng nghiệp để đưa ra những phương pháp phù hợp với từng bài học, từng đối tượng học sinh. Cần có sự đổi mới trong cách soạn bài, tăng cường hoạt động của học sinh để có sự giúp đỡ học sinh yếu kém tham gia đóng góp ý kiến, đồng thời biết rèn kỹ năng còn yếu cho các em học sinh, biết giao việc cho học sinh tại lớp và ở nhà, tạo điều kiện để các em giúp đỡ, trao đổi, kiểm tra lẫn nhau vì vậy mà chất lượng đã được nâng lên.
Qua việc áp dụng các giải pháp chúng tôi nhận thấy chất lượng bài kiểm tra của học sinh nâng cao rõ rệt. Thể hiện qua số liệu cụ thể kết quả học tập của học sinh trong năm học 2019-2020 và năm học 2020-2021 như sau:
Năm học | Tổng số HS
| Tổng số HS (Tự giải thích một số hiện tượng thực tế) | Tỉ lệ (%) | Tổng số HS (Giải thích một số hiện tượng thực tế qua sách tham khảo) | Tỉ lệ (%) | Tổng số HS (Giải thích một số hiện tượng thực tế dưới sự giúp đỡ của GV) | Tỉ lệ (%) |
2019-2020 | 76 HS
| 41 | 53,9 | 21
| 27,6 | 14 | 18,5 |
2020-2021 | 98 HS
| 56
| 57,1
| 34
| 34,7
| 8
| 8,2
|
- Với kết quả trên đối chiếu với chất lượng đầu năm, tỉ lệ chất lượng đã có sự thay đổi rõ rệt theo hướng tích cực qua các bài kiểm tra
- Ngoài ra trong qua trình ôn thi HS giỏi chúng tôi cũng đã mạnh dạn áp dụng và kết quả thu được cũng khả quan
Cụ thể số học sinh giỏi đã đạt được qua các năm học:
Năm học | Số lượng học sinh các cấp |